Thứ sáu, 17/05/2024

Điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo là những người trồng lúa

08/01/2022 4:39 PM (GMT+7)

Đó là nhận định của ông Võ Hùng Dũng – nguyên Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ V tại Vĩnh Long.

Trong tham luận về chuỗi giá trị lúa gạo tại hội thảo “Sản phẩm OCOP và Phát triển ngành hàng lúa gạo: Động lực quan trọng để phát triển nông thôn mới” diễn ra sáng 8/1, ông Võ Hùng Dũng – nguyên Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, nhận định,  chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL là một hệ thống kết nối các phân khúc từ cung cấp đầu vào, trồng trọt, chế biến, phân phối và tiêu thụ cuối cùng. 

Các tác nhân tham gia gồm: nông dân, thương lái, nhà máy xay xát, các công ty cung ứng, công ty xuất khẩu (XK), mạng lưới bán sỉ, bán lẻ. Tham gia vào chuỗi còn có các ngành có liên quan, các dịch vụ, cơ sở hạ tầng và thể chế hỗ trợ.

Trong đó, điểm yếu nhất trong chuỗi là những người trồng lúa. Đó là một tập hợp rời rạc của hàng triệu nông hộ sản xuất trên mảnh ruộng của mình, mỗi người có hành vi ứng xử khác nhau. Do sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa bão, lũ lụt nên nông dân trở thành nhóm sản xuất rất dễ bị tổn thương.

Nông dân cũng là người chịu tác động mạnh nhất khi các yếu tố đầu vào tăng giá, họ cũng là nạn nhân của sự lạm phát tăng vọt. Nên khi giá lúa tăng, họ cũng không phải là người được hưởng lợi trọn vẹn, nhưng khi giá lúa sụt giảm thì thiệt hại lại rất lớn.

Biến đổi khí hậu cũng là vấn đề lớn và nông dân cũng là những người bị tác động rất mạnh, trong khi sản xuất nông nghiệp hiện không được bảo hiểm…

Điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo là những người trồng lúa - Ảnh 2.

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh: CK

Hơn 95% lúa gạo do nông dân làm ra được thương lái mua

Thương lái ở giữa người nông dân trồng lúa và khâu tiêu thụ cuối cùng, với những hoạt động hết sức đa dạng bao gồm các nhà máy xay xát, lau bóng lúa gạo, các cơ sở kinh doanh XK, kinh doanh nội địa...

Hơn 95% lúa gạo do nông dân làm ra được thương lái mua và vận chuyển đến các nhà máy xay xát, cơ sở lau bóng, sau đó giao lại các công ty kinh doanh. Các công ty XK mua lại từ các nhà cung cấp trung gian khoảng 70% trong tổng số gạo XK.

Thương lái trong ngành lúa gạo ở ĐBSCL xuất hiện từ rất sớm. Kết quả của 20 năm liên tục XK lúa gạo cho thấy đây là một chuỗi khá bền vững và thương lái đã là một thành phần đóng góp. Thương lái là lực lượng trung gian, nắm được thông tin và mối quan hệ ở cả 2 đầu (nông dân và nhà XK) nên đã trở thành lực lượng không thể thiếu trong tổ chức vận hành.

"Lực lượng thương lái không giảm mà ngày càng đông thêm là dấu hiệu cho thấy sự ăn nên làm ra nhờ vào hoạt động XK. Nhưng nó cũng chỉ ra thực tế là chưa có sự cải thiện đáng kể nào về hệ thống canh tác, trình độ tổ chức vận tải, thực trạng hệ thống giao thông yếu kém cả đường thủy lẫn đường bộ ở ĐBSCL.” – nguyên Giám đốc VCCI Cần Thơ nhận định.

Điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo là những người trồng lúa - Ảnh 4.

Nông dân được xem là điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo. Ảnh: CK

Nhiều khó khăn, thách thức

Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, hàng năm Việt Nam canh tác lúa bình quân 3,9-4 triệu ha, so với cách đây 20 năm đã giảm khoảng 200.000ha. Năng suất xấp xỉ 5,8 tấn/ha, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 2 hoặc thứ 3 thế giới và rất khó để cao hơn nữa. XK gạo Việt Nam đứng hàng thứ 3 thế giới...

Tuy nhiên, theo ông Tùng, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL đang và sẽ đối chọi với rất nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu, sẽ có những nguy cơ xảy đến như hạn hán, xâm nhập mặn, thực tế cũng đã xảy ra ở mùa khô 2015-2016 khi mất đi khoảng 1 triệu tấn lúa ở vùng ven biển. Ngoài ra còn chịu nguy cơ ngập lũ… Đây sẽ không còn được xem là vùng thuận lợi nữa.

"Mặt khác, việc phát triển ngành hàng lúa gạo không chỉ thiên về năng suất, sản lượng hay giá trị mà chúng ta mong muốn nữa, mà nó còn liên quan đến vấn đề an ninh lương thực (ANLT) quốc gia. Tôi chỉ nói ANLT quốc gia mình thôi, và không ai bắt mình phải đảm bảo ANLT quốc tế cả. Chính phủ Việt Nam cũng chưa bao giờ nói là Việt Nam sẽ đảm bảo ANLT cho quốc tế, không ai nói vậy cả…” – ông Tùng nói.

Điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo là những người trồng lúa - Ảnh 6.

Theo các chuyên gia, Việt Nam không chỉ XK gạo mà cần chuyển sang XK các chế phẩm từ gạo. Ảnh: CK

Theo ông Võ Hùng Dũng, trên thị trường lúa gạo quốc tế, Việt Nam là một nhà XK lớn. Tuy nhiên, dự trữ lúa gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua chưa phải là dự trữ chiến lược, mà là dự trữ trong lưu thông, bao gồm trong kho của các công ty, các nhà máy, một phần trong nông dân.

Ở Việt Nam, trung bình chỉ 3 tháng là có một vụ thu hoạch mới nên dự trữ của Chính phủ không nhiều. Không phải tốn kém nhiều về chi phí dự trữ nên gạo Việt Nam có giá thành cạnh tranh mạnh với gạo Thái Lan và các quốc gia khác.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, chiến lược dự trữ như vậy là đặt cược ANLT quốc gia vào thời tiết trên một giả định hoàn toàn và không bao giờ xảy ra thiên tai nghiêm trọng ở ĐBSCL. May mắn là trong nhiều chục năm qua ĐBSCL không có những thiên tai lớn gây thiệt hại nghiêm trọng như đã xảy ra ở nhiều nước.

“Nhưng liệu điều đó sẽ tiếp tục đúng trong vài chục năm tới, thậm chí trong 10 năm tới? Nếu có thiên tai lớn xảy ra thì ứng xử ra sao?” – ông Dũng nêu vấn đề và cho rằng Việt Nam cần có hệ thống dự trữ hữu hiệu đáp ứng nhu cầu của 100 triệu dân trong thập kỷ tới.

"Tư duy trong chiến lược XK lúa gạo cần được thay đổi. Không chỉ XK gạo mà cần chuyển sang XK các chế phẩm từ gạo. Và cũng không nhất thiết phải XK nhiều lúa gạo để chứng tỏ đẳng cấp của một cường quốc về lúa gạo. Các sản phẩm chế biến từ gạo có thể mang lại phần giá trị gia tăng cao hơn XK gạo thuần túy." - ông Võ Hùng Dũng - nguyên Giám đốc VCCI Cần Thơ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.