Thứ năm, 09/05/2024

Cơ giới hóa sản xuất trái cây: Tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh sản phẩm

25/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Trái cây là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, việc áp dụng các máy móc, thiết bị, công nghệ vào sản xuất, thu hoạch trái cây hết sức quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo “Cơ giới hóa trong sản xuất trái cây”.

Cơ giới hóa sản xuất trái cây: Tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh sản phẩm - Ảnh 1.

Tưới tiết kiệm trên thủ phủ thanh long. Ảnh: TL

Tất yếu phải đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch

Theo báo cáo từ Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), trái cây là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Cả nước hiện có 1,18 triệu ha vườn trồng cây ăn quả các loại với những trái cây chủ lực như xoài, thanh long, bưởi, vải, sầu riêng... Vì vậy, để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm sức lao động, hạ giá thành sản phẩm trên thị trường và tăng sức cạnh tranh các sản phẩm trái cây thì tất yếu phải đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch.

Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã có nhiều chính sách, chủ trương cơ giới hóa trong sản xuất trái cây phù hợp như: Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, Nghị định về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp…

Ông Võ Hữu Thoại – Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam cho biết, thời gian qua việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất trái cây vùng đồng bằng sông Cửu Long bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể, tại vùng trồng trên 15.000 ha cây sầu riêng chuyên canh của huyện Cai Lậy, Cái Bè và Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhà vườn đã ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hóa vào việc chăm sóc vườn cây. Hoặc cơ giới hóa thu hoạch quả thanh long cũng được nghiên cứu và áp dụng trong thực tế. Với chi phi đầu tư thấp, hệ thống cho năng suất thu hoạch cao hơn 30% so với thu hoạch thủ công, chất lượng sản phẩm tốt không nhiễm khuẩn, không bị dập, chất lượng tốt đạt yêu cầu xuất khẩu.

Theo ghi nhận của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, trong sản xuất trái cây thì cơ giới hóa khâu làm đất đạt trên 90%, khâu chăm sóc đạt từ 70 - 80%, khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch chỉ khoảng 20%.

Ông Nguyễn Đức Long - Phó Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã lý giải nguyên nhân cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch trái cây vẫn còn hạn chế là do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; việc đầu tư cho nghiên cứu, nhất là ở lĩnh vực cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp thời gian qua còn khiêm tốn.

Cơ giới hóa sản xuất trái cây: Tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh sản phẩm - Ảnh 3.

Các địa phương và ngành hữu quan cần tập trung nguồn lực thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN&PTNT. Ảnh: Minh họa

Hợp tác là "chìa khóa" giải quyết vấn đề này trong cơ giới hóa

Từ thực trạng nêu trên, để nâng cao khả năng ứng dụng cơ giới hoá vào ngành cây ăn trái, ông Nguyễn Đức Long gợi ý, cần xác định tiềm năng, lợi thế của từng vùng để lựa chọn loại máy móc, thiết bị nông nghiệp phù hợp với từng loại cây. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh thực hiện “dồn điền, đổi thửa” để xây dựng cánh đồng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa...

Nhằm tháo gỡ điểm “nghẽn” trong cơ giới hóa sản xuất trái cây, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, các địa phương và ngành hữu quan cần tập trung nguồn lực thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất trái cây cũng cần gắn với chuyển đổi số và tự động hóa, ưu tiên nghiên cứu ứng dụng, làm chủ công nghệ tin học trực tiếp phục vụ “nông nghiệp 4.0”.

Về vấn đề tài chính tín dụng cho cơ giới hóa, ông Nguyễn Đức Thịnh- Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cũng cho hay, Bộ NN&PTNT sẽ có kiến nghị với các bộ, ngành liên quan có cơ chế phù hợp. Tuy nhiên, “trước khi có cơ chế từ Nhà nước, các tổ chức nông dân phải hỗ trợ nhau. Ngay trong chuỗi liên kết, chúng tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân. Ví dụ, chúng tôi đề nghị Big C hỗ trợ hợp tác xã máy rửa trái cây, rồi khoản đó sẽ được trừ dần trong quá trình mua bán. Hợp tác là "chìa khóa" giải quyết vấn đề này trong cơ giới hóa" - ông Thịnh nhấn mạnh.


Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đề xuất căn cứ Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 và tình hình thực tế địa phương, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh cần tham mưu xây dựng Đề án phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất, thu hoạch trái cây có sản lượng lớn tại địa phương.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.