Thứ cây thân đầy gai, xưa mọc hoang vô số, nay nông dân Hải Dương trồng rồi cắt bán, ai ngờ lãi hơn cấy lúa

Nguyễn Việt Thứ sáu, ngày 11/08/2023 05:27 AM (GMT+7)
Trước đây, cà gai leo là cây mọc hoang nhưng những năm gần đây cây này đã được nghiên cứu và khẳng định là cây dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan. Ở xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, nông dân trồng cà gai leo dưới ruộng, cắt bán giá khá cao, bỏ túi hàng trăm triệu/năm.
Bình luận 0
Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 1.

Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 2.

Trồng cà gai leo giá trị cao gấp 5 – 7 lần trồng lúa

Có mặt tại cánh đồng khu dân cư Ba Hai, thôn Chỉ Trung, xã Lê Hồng, (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) ông Phạm Văn Chữ và một số người lao động địa phương đang thu hoạch cây cà gai leo. 

Ông Chữ dùng máy cắt cỏ lia lưỡi cắt sát mặt đất. Ba bốn người lao động thu gom lại chất thành những đống cây trên mặt ruộng. Do được thu hoạch bằng máy cắt và người thu gom, chẳng mấy chốc một khoảnh ruộng cà gai đã được thu hoạch xong.

Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 3.

Ông Phạm Văn Chữ dùng máy cắt cỏ để thu hoạch cà gai leo, giúp việc thu hoạch đỡ vất vả rất nhiều. Ảnh: Nguyễn Việt.

Lúc ông Chữ nghỉ giải lao, phóng viên Báo Dân Việt đã tranh thủ hỏi chuyện về hiệu quả việc trồng cây cà gai leo.

Ông Chữ cho biết: Trước trong thôn có nhà ông Toàn trồng cà gai leo thấy bán được giá cao nên tôi cũng học theo trồng thử 2 sào. Năm đầu thu hoạch bán được giá cao, thấy có hiệu quả kinh tế nên tôi cứ phát triển mở rộng diện tích dần lên 1 mẫu, rồi 2 mẫu. Đến nay, diện tích trồng cà gai leo của gia đình có 3,5 mẫu.

Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 4.

Người dân đang thu hoạch cà gai leo trên ruộng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Theo ông Chữ, cây cà gai leo khoẻ mạnh, phát triển tốt, ít sâu bệnh, do cây chịu hạn tốt nên ít phải tưới nên cũng nhàn, chỉ phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, phân bón để cây phát triển. 

Cây cà gai leo có điểm hay là không phụ thuộc vào tính thời vụ, vì vây này có thể trồng, thu hoạch quanh năm. Do vậy người trồng thu hoạch được 3 lần/năm. 

Mặt khác, cây này chỉ cần trồng một lần sẽ cho thu trong mấy năm mới phải thay, trồng cây mới. Do không phải thường xuyên tái đầu tư trồng cây giống mới sau mỗi lần thu hoạch nên tiết kiệm chi phí đáng kể.

Clip: Cánh đồng trồng cà gai leo của nông dân xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương . Thực hiện: Nguyễn Việt.

Hiện nay, ông Chữ đang bán cà gai leo khô với giá 30 nghìn đồng/kg. Có thời điểm ông bán được giá 42 nghìn đồng/kg, tuy nhiên cũng có thời điểm giá giảm còn 25 nghìn đồng/kg.

Theo cách tính của ông Chữ, một sào cà gai leo, sẽ thu được trên dưới 2 tạ cà gai leo khô, với 3 lứa thu hoạch/năm, ông Chữ có thể thu được 5 – 6 tạ khô/sào/năm. 

Hiện giá cà gai leo đang ở mức 30 nghìn đồng/kg, ông Chữ có thể thu về khoảng 15 – 18 triệu đồng/sào/năm, trừ chi phí ông còn lãi 10 triệu đồng/sào. Với tổng diện tích 3,5 mẫu cà gai leo, ông Chữ lãi bỏ túi chừng 350 triệu đồng/năm.

Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 6.

Cánh đồng cà gai leo rộng mênh mông đang chờ ngày thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Việt.

Ông Chữ tâm sự: "Tôi đã từng làm nhiều việc như gặt dịch vụ, trồng cây màu vụ đông nhưng sau khi trồng cà gai leo tôi bỏ hết các công việc kia. Tôi thấy, không có cây trồng nào bằng trồng cây cà gai leo".

Cách không xa cánh đồng cà gai leo của ông Chữ là cánh đồng cà gai leo của hộ ông Trần Văn Kiện (người cùng thôn). Trên cánh đồng, vợ chồng ông Kiện và nhân công đang làm việc, người đang cắt, nhổ cỏ, người đang trồng mới cà gai leo để mở rộng diện tích.

Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 7.

Anh Trần Văn Kiện đang mang những cây cà gai leo giống để mang trồng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Ông Kiện trồng cùng thời điểm với ông Chữ, ông Khải cũng cách đây 6 năm. Ban đầu ông trồng thử 1 mẫu ruộng cà gai leo. Sau đó, ông mua thêm ruộng, mượn ruộng của những gia đình không cấy lúa để mở rộng diện tích trồng cà gai leo. 

Hiện nay, gia đình ông Kiện có 5 mẫu ruộng trồng cà gai leo. Với diện tích này, nếu cứ theo mức năng suất, sản lượng, giá bán như hiện nay, mỗi năm ông Kiện thu lãi từ 400 – 500 triệu đồng.

"Mình không có điều kiện đi xuất khẩu lao động nước ngoài hay đi làm công ty như các cháu trẻ, chỉ có mỗi nghề nông nên cũng cố gắng lao động và tìm tòi cây có giá trị kinh tế để chuyển đổi nhằm phát triển kinh tế gia đình cho cuộc sống đỡ khổ. Đến thời điểm này, chúng tôi cũng hài lòng với việc lựa chọn cây cà gai leo để phát triển kinh tế gia đình", ông Kiện cho hay.

Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 8.

Người nhà ông Kiện đang trồng mới cây cà gai leo dưới chân ruộng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Với mức thu lãi như vậy, có thể nói cây cà gai leo là cây cho giá trị kinh tế khá cao. Theo cách tính của bà con nơi đây, giá trị kinh tế của cây cà gai leo cao gấp từ 5 - 7 lần so với trồng lúa.

Vì sao cây giá trị kinh tế cao lại phát triển chậm?

Trò chuyện với ông Ngô Văn Vang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Hồng cho biết: Cây cà gai leo được hội viên nông dân xã Lê Hồng trồng và phát triển được 6 - 7 năm nay. Trước chỉ một vài hộ ông Phạm Văn Toàn, Phạm Văn Chữ, Trần Văn Khải, Trần Văn Kiện ở thôn Chỉ Trung trồng. Sau thấy có hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ dân ở một số thôn khác trong xã cũng phát triển trồng theo.

Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 9.

Cây cà gai leo là cây mang lại giá trị kinh tế khá cao cho những hộ dân ở xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện. Tuy nhiên lại phát triển rất chậm để mở rộng sản xuất góp phần phát triển kinh tế cho người dân trong xã. Ảnh: Nguyễn Việt.

Cũng theo ông Vang, hiện nay, diện tích trồng cà gai leo toàn xã Lê Hồng có hơn 10 ha, với trên chục hộ trồng, tập trung ở các thôn Chỉ Trung, Hoành Bồ,  Đông Kiều... Các hộ phát triển trồng cà gai đều có thu nhập ổn định; giá trị, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa".

Khi nghe, ông Vang, ông Chữ, ông Kiện nói về giá trị kinh tế mà cây cà gai leo mang lại, có thể nói đây là cây có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên trong suốt những năm qua, cả xã mới phát triển được hơn 10 ha với hơn chục hộ trồng ít ỏi, khiến chúng tôi không khỏi "cấn cá". 

Bởi cây trồng cho giá trị kinh tế cao mà phát triển như vậy là chậm và chưa tương xứng với giá trị kinh tế của cây cà gai leo mang lại. Vì sao không thể phát triển rộng hơn, nhanh hơn thu hút nhiều hộ dân trồng hơn để phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo, tăng hộ khá, giàu cho địa phương? Hay còn lý do, nguyên nhân nào khác?

Cây gai trổ toàn thân, xưa mọc hoang, nay nông dân nơi này Hải Dương trồng bán, ai ngờ thu tiền bỏ túi rõ nhiều - Ảnh 10.

Cây cà gai leo có đặc tính phù hợp trồng, thu hoạch quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết nên người dân trồng cây này thu hoạch được 3 lứa/năm. Ảnh: Nguyễn Việt.

Khi đưa thắc mắc này hỏi một số người dân, chúng tôi cũng nhận được một số câu trả lời, lý giải cho việc cây cà gai khó phát triển rộng ở Lê Hồng.

Đó là nhiều lao động trẻ của đi xuất khẩu lao động, làm công nhân công ty và thoát ly công tác, vì vậy không có người làm. Hay một số đưa ra lý do cây này vất vả khi thu hoạch, vì cây có gai nên nhiều người ngại làm. 

Tuy nhiên, cũng có một số lý do đáng chú ý như đặc tính của cây cà gai leo chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng. Vì vậy,  cây này cần phải trồng ở chân ruộng cao nên cũng là trở ngại khi phát triển rộng ở Lê Hồng. Hơn nữa, nhiều người dân còn "ngại" bởi lo sợ đầu ra không ổn định, bấp bênh khi phát triển rộng giá sẽ rẻ và khó tiêu thụ.

Clip: Nông dân Hải Dương lên luống cao ở các chân ruộng vốn trước đây trồng lúa để trồng cây cà gai leo.... Thực hiện: Nguyễn Việt.

Để cây cà gai leo phát triển tương xứng với giá trị kinh tế mà cây này mang lại, để giúp người dân chuyển đổi cây trồng phát triển kinh tế hiệu quả cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Lúc đó, việc nghiên cứu, tìm tòi, hợp tác với doanh nghiệp dược để xây dựng vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu sản phẩm cho người dân được bài bản, chặt chẽ.

Khi có "chỗ dựa" vững chắc, tin tưởng, người dân sẽ phát triển loại cây dược liệu có công dụng mạnh về điều trị các bệnh về gan này nhanh hơn, rộng hơn góp phần vào phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem