Thứ tư, 29/05/2024

Rút ngắn thời gian tiêm mũi 1 và mũi 2 vaccine Covid-19 AstraZeneca

14/09/2021 8:09 AM (GMT+7)

Theo khuyến cáo trước đây, khoảng cách tiêm mũi 1 và mũi 2 vaccine Covid-19 AstraZeneca là 8-12 tuần thì nay được rút ngắn còn 4 tuần.

TP.HCM vừa có kiến nghị Bộ Y tế xem xét để cho phép rút ngắn thời gian tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 AstraZeneca. 

Về điều này, đại diện Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia vừa cho biết:  khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca được khuyến cáo từ 8 - 12 tuần để tăng tỷ lệ đáp ứng miễn dịch, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể thực hiện tiêm mũi 2 với khoảng cách ít nhất là 4 tuần.

Như vậy, khuyến cáo về khoảng cách tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 AstraZeneca có thay đổi. Tuy nhiên, với các vaccine khác chưa có khuyến cáo mới. 

Theo Bộ Y tế, khoảng cách tiêm giữa hai mũi của các vaccine Covid-19 là không giống nhau. Cụ thể, vaccine Covid-19 AstraZeneca, mũi 1 cách mũi 2 tối ưu từ 8-12 tuần. Vaccine Covid-19 Sputnik V, mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần. Vaccine Pfizer, mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần. Vaccine Sinopharm, mũi 1 cách mũi 2 từ 3-4 tuần. Vaccine Moderna, 2 mũi cách nhau 28 ngày.

Rút ngắn thời gian tiêm mũi 1 và mũi 2 vaccine Covid-19 AstraZeneca  - Ảnh 1.

Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết những khuyến cáo về mốc thời gian giữa 2 mũi tiêm mà các nhà sản xuất đưa ra là khoảng cách lý tưởng nhất, trong bối cảnh nguồn vaccine luôn sẵn và dồi dào.

Tuy nhiên, trong tình trạng thiếu vaccine trên toàn cầu như hiện nay, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo về khoảng cách 2 mũi tiêm của nhà sản xuất, cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo vệ của mũi 2. Đặc biệt, người dân không cần phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine.

Theo Bộ Y tế, tính đến hết ngày 12/9, cả nước đã tiêm được 29.280.307 liều vaccine Covid-19 trong đó tiêm 1 mũi là 23.954.248 liều, tiêm mũi 2 là 5.326.059 liều.

Đối tượng trì hoãn và thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19

Cũng theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine Covid-19 mới nhất, được Bộ Y tế ban hành ngày 10/9, có 3 nhóm đối tượng trì hoãn tiêm vaccine Covid-19. 

Đó là người có tiền sử rõ ràng bị Covid-19 trong vòng 6 tháng; Người đang mắc bệnh cấp tính và Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Còn những người chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 là người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine Covid-19 cùng loại ( trong lần tiêm trước) hoặc người có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất. 

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng bao gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính. Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên;

Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Nhiệt độ dưới 35, 5 độ C và trên 37,5 độ C, mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế), nhịp thở > 25 lần/phút). 

Trước đó, ngày 8/9, Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2.

Theo đó, nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất. Nếu tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer sản xuất và ngược lại.

Rút ngắn thời gian tiêm mũi 1 và mũi 2 vaccine Covid-19 AstraZeneca  - Ảnh 4.

Khuyến cáo theo dõi sức khỏe sau tiêm vaccine Covid-19 của Bộ Y tế. Ảnh BYT

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Nhằm đẩy mạnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Quá nhiều cuộc gọi rác làm phiền người dân vẫn hoành hành

Quá nhiều cuộc gọi rác làm phiền người dân vẫn hoành hành

Dù Chính phủ đã siết chặt quản lý SIM điện thoại và chuẩn hoá thông tin thuê bao nhưng đến nay, cuộc gọi rác vẫn "bủa vây" người dân và không có dấu hiệu giảm đi.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

Các tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ 15.541 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, tinh dầu và phụ kiện với tổng giá trị hơn 5,2 tỷ đồng.

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

UBND TP.HCM vừa thông qua Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, xu hướng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đang và sẽ định hình lại tương lai của thị trường và các ngành trong vài thập kỷ tới.

Phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox không phép tại TP.HCM

Phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox không phép tại TP.HCM

Tổ công tác đặc biệt Sở Y tế vừa phát hiện và xử lý cơ sở hoạt động không có giấy phép nhưng quảng cáo, tổ chức đào tạo học viên trong lĩnh vực chăm sóc da, tiêm filler - botox.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.