Mua bán online bùng nổ, hàng trăm sản phẩm OCOP Việt lên sàn thương mại điện tử

An Linh Thứ ba, ngày 20/12/2022 18:36 PM (GMT+7)
Hàng trăm sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử trong bói cảnh thương mại điện tử Việt Nam đang bùng nổ trở thành thị trường hấp dẫn nhất Đông Nam Á.
Bình luận 0

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang bùng nổ

Mới đây, Bộ Công Thương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã tổ chức "Hội chợ kết nối giao thương và xúc tiến thương mại ứng dụng thương mại điện tử (ECOMMERCE EXPO 2022)". Các hoạt động Triển lãm trực tuyến kết hợp với mô hình Hội chợ triển lãm truyền thống (hình thức offline).

Theo đó, hội chợ có sự tham gia của 80 gian hàng offline, 100 gian hàng online với hàng trăm sản phẩm gồm sản phẩm nông lâm, thuỷ sản sạch OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm thương mại đặc trưng của gần 100 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, hợp tác xã sản xuất trên cả nước... được tổ chức tại Đà Nẵng.

Mua bán online bùng nổ, hàng trăm sản phẩm OCOP Việt lên sàn thương mại điện tử - Ảnh 1.

Hàng trăm sản phẩm OCOP - sản phẩm đặc trưng mỗi xã, địa phương đã lên sàn, hứa hiện sẽ mở ra kỳ vọng cho sản phẩm Việt trên môi trường thương mại điện tử đầy mới lạ.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh chóng, xu hướng thương mại điện tử được cho sẽ bùng nổ đến 2025.

Việt Nam hiện được đánh giá là thị trường thương mại điện tử bùng nổ với dân số trẻ, kinh tế số đang gia tăng và đặc biệt là thói quen mua sắm, tiêu dùng qua môi trường thương mại điện tử ngày càng phát triển, mở rộng. 

Đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến chuỗi sản xuất, cung ứng và phân phối truyền thống của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là cơ hội cho thương mại điện tử trên không gian mạng gia tăng và được dự đoán sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, doanh thu kinh doanh trực tuyến dự báo sẽ tăng trung bình 29% trong giai đoạn 2021-2025. Báo cáo mới đây của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2022, người tiêu dùng mua hàng trực tuyến ở Việt Nam chiếm tỷ lệ 49%, chỉ đứng sau Singapore (53%), cao hơn Malaysia và Indonesia.

Quy mô của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam vào năm 2015 chỉ ở khoảng 4 tỷ USD nhưng đến năm 2025, con số này được dự báo lên đến 49 tỷ USD và thậm chí, Google còn dự báo rằng, quy mô của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2025 sẽ lên đến 57 tỷ USD.

Về số liệu thực tế, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính hết năm 2020 thương mại điện tử nước ta vẫn tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử và hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường trực tuyến hiện nay, chắc chắn lĩnh vực này được dự đoán sẽ có sự phát triển vượt bậc và bền vững.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là hiện doanh nghiệp vẫn chưa tham gia vào các sàn thương mại điện tử, ứng dụng các công nghệ thông tin để khai thác các hoạt động xúc tiến thương mại, đây là điểm yếu của đại đa số doanh nghiệp hiện nay, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mới đây, Bộ Công Thương đã giao Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức "Hội chợ kết nối giao thương và xúc tiến thương mại ứng dụng thương mại điện tử (ECOMMERCE EXPO 2022)". Các hoạt động Triển lãm trực tuyến kết hợp với mô hình Hội chợ triển lãm truyền thống (hình thức offline) sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thêm cơ hội tiếp cận nhiều giải pháp mới, đồng thời giới thiệu đến khách hàng/ đối tác thông qua kênh xúc tiến trực tuyến, thuận lợi để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Trong khuôn khổ của ECOMMERCE EXPO 2022, hàng loạt diễn đàn chuyên sâu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp đã diễn ra, cùng nhiều hoạt động chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số cho doanh nghiệp, xu hướng tham gia thương mại điện tử của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt việc tham gia vào các sàn thương mại điện tử lớn hiện nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem