Thứ bảy, 27/04/2024

Không xem nhẹ xuất khẩu sang các nước ASEAN

20/03/2023 1:00 PM (GMT+7)

ASEAN là thị trường nhiều tiềm năng và dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này, đòi hỏi DN Việt phải tận dụng tốt ưu đãi hiệp định thương mại tự do cũng như nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Nhiều cơ hội xuất khẩu mới  

Chia sẻ về cơ hội xuất khẩu, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia Phạm Thế Cường cho biết, mới đây (ngày 8/2/2023), Indonesia đã có thông báo tiếp tục nhập khẩu gạo dự trữ quốc gia do quốc gia này lo ngại về diễn biến thời tiết cực đoan.

Không xem nhẹ xuất khẩu sang các nước ASEAN - Ảnh 1.

Dây chuyền sơ chế, đóng gói gạo xuất khẩu của Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh minh họa

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Indonesia dự báo, hiện tượng El Nino có thể gây hạn hán vào tháng 5 và tháng 7 ảnh hưởng đến diện tích và thu hoạch lúa vụ tháng 7 và tháng 8 của nước này.

Bên cạnh gạo, Indonesia còn là thị trường rất tiềm năng cho DN xuất khẩu thực phẩm Việt Nam khai thác. Với 275 triệu người, Indonesia có dân số đông thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nhập khẩu lương thực và thực phẩm, đồ uống chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này, tương ứng 16 tỷ USD.

“Một số nhóm hàng Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu sang Indonesia, gồm: Phở, bún, mỳ ăn liền, sủi cảo, há cảo đông lạnh… Đặc biệt là vải, nhãn đóng hộp do Indonesia không có lợi thế so sánh nhóm hàng này trong khi chưa mở cửa với quả vải và nhãn tươi của Việt Nam” – ông Phạm Thế Cường lưu ý.

Tương tự, với thị trường Malaysia, do nền nông nghiệp nội địa phát triển không mạnh, thiếu lao động, sản lượng lương thực không đáp ứng đủ nhu cầu khiến Malaysia phải nhập khẩu nhiều nông sản, thực phẩm chế biến.

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia Lê Phú Cường cho hay: Thu nhập khả dụng của người dân Malaysia đang trong xu hướng tăng, thúc đẩy nhu cầu sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao. Đây là những yếu tố tích cực thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thực phẩm của Việt Nam sang Malaysia, trong đó thuận lợi nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa, nem, phở…

Không xem nhẹ xuất khẩu sang các nước ASEAN - Ảnh 2.

Việt Nam xuất khẩu thép sang các nước Indonesia, Philippines, Thái Lan… Ảnh minh họa

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam đang có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản, thực phẩm sang các thị trường trong khối ASEAN. Tuy nhiên, hầu hết mặt hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào các nước ASEAN đều yêu cầu có chứng nhận Halal. Chứng nhận này cũng được coi như tiêu chuẩn mới về chất lượng và vệ sinh an toàn.

Cùng với việc lưu ý DN trong nước chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng xuất khẩu sang các nước ASEAN, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo DN chú ý tới các biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia trong khối.

Chú trọng tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại

Thông tin về các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang ASEAN, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại.

ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với khu vực thị trường ASEAN, Việt Nam có nhiều lợi thế như: Khoảng cách địa lý gần, thị hiếu, văn hóa có nhiều điểm tương đồng. Trong ASEAN có Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA); giữa Việt Nam và một số nước thành viên ASEAN có các thỏa thuận song phương tạo thuận lợi cho thương mại.

Mục đích là đưa DN sản xuất, xuất khẩu tham gia tiếp cận trực tiếp với thị trường Malaysia thông qua việc tổ chức hội chợ chuyên ngành hoặc tổng hợp tại nước này. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Thương vụ Việt Nam tại các nước sở tại trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến, nhất là việc xác minh đối tác.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, tận dụng, khai thác hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự do, trong đó có ASEAN là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát triển thị trường ngoài nước.

Với dân số trên 650 triệu người, quy mô GDP khoảng 3.000 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới, có vị trí thuận lợi trong kết nối với Việt Nam, ASEAN là thị trường nhiều tiềm năng và dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác thị trường ASEAN và cải thiện vị trí của mình trong mạng lưới sản xuất và các chuỗi giá trị khu vực.

Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng:  Việc các cơ quan quản lý Nhà nước định hướng, cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn cho DN về cách tiếp cận, cơ hội tại thị trường ASEAN là rất quan trọng.

Cùng với đó là thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và có biện pháp đấu tranh, xử lý các chính sách hạn chế, rào cản thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.

“Đơn cử, thời gian qua, Indonesia, Philippines, Thái Lan… đặt ra khá nhiều các biện pháp phi thuế quan có tính hạn chế thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như: Sắt thép, xi măng, gạch men, xơ sợi… Các biện pháp này làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam” – bà Nguyễn Thị Thu Trang dẫn chứng.

Đại diện VCCI cũng khuyến cáo các DN cần dành nguồn lực để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, kiểm soát tốt chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường ASEAN.

Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm của DN để khẳng định hình ảnh, vị trí tại thị trường ASEAN. Mặt khác, DN cần tăng tính chủ động trong việc liên kết, tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào các mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị trong khu vực nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.