Thứ bảy, 25/05/2024

Hạn mặn tác động đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL

22/10/2022 7:00 AM (GMT+7)

Theo báo cáo kết quả khảo sát tác động hạn mặn đến doanh nghiệp ĐBSCL của VCCI Cần Thơ, ước tính 9 tháng qua, thiệt hại của Việt Nam trước tác động của biến đổi khí hậu lên đến khoảng 9.000 tỷ đồng.

Hạn mặn tác động đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ phối hợp cùng Quỹ châu Á (TAF) tổ chức Diễn đàn "Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long-các giải pháp thích ứng."

Tham gia sự kiện có các chuyên gia, nhà khoa học cùng hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết 5 năm qua hiện tượng ngập lụt, sụt lún tại Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc nuôi trồng, sản xuất và chế biến nông sản cũng như gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt đời sống của người dân.

Đồng thời, gây thiệt hại, cản trở sự phát triển kinh tế của vùng nói chung và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở khu vực này. Vì vậy, nếu như không có có những giải pháp từ xa, nền tảng, căn cơ cho việc thích ứng thì ngành nông nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến nông sản nói riêng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.

Theo ông Nguyễn Phương Lam, bên cạnh những doanh nghiệp tiên phong, vẫn còn nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ bởi trình độ và hiểu biết hạn chế. Cùng với đó là thiếu những định chế, tổ chức để triển khai những chính sách một cách hiệu quả. Nhiều địa phương chưa gắn chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu là người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách, tạo ra nhiều chính sách thiếu tính khả thi thực tiễn.

Nhiều thông tin, chính sách từ Trung ương hay địa phương chưa đến được người dân, doanh nghiệp do thiếu những kênh thông tin chính thống và tin cậy... Vì vậy, các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển kinh tế hiện nay còn khá rời rạc.

Trước những thách thức và diễn biến đó, năm 2021, VCCI Cần Thơ đã cùng Quỹ châu Á hình thành sáng kiến thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long. Đến tháng 5/2022, Mạng lưới doanh nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long được ra mắt với 41 thành viên ban đầu gồm đại diện các cơ quan nhà nước, Viện trường và doanh nghiệp tiên phong của vùng.

Theo Giám đốc VCC Cần Thơ, đây được xem là mạng lưới doanh nghiệp đầu tiên của cả nước được hình thành để trao đổi hợp tác về các nội dung, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, là bước đi đầu tiên và cụ thể để triển khai các hoạt động liên quan biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế.

Báo cáo kết quả khảo sát về tác động hạn mặn đến doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long của VCCI Cần Thơ cho biết ước tính trong 9 tháng năm 2022, thiệt hại của Việt Nam trước tác động của biến đổi khí hậu lên đến khoảng 9.000 tỷ đồng. Con số này có thể nó không có ý nghĩa nhưng nếu so sánh với ngân sách địa phương thì đó là ngân sách của một tỉnh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Khảo sát của VCCI Cần Thơ được thực hiện với 113 doanh nghiệp ở những địa phương chịu tác động lớn của hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đang hoạt động trong ngành nông nghiệp. Theo đó, có gần 90% doanh nghiệp có quan tâm vấn đề tác động của biến đổi khí hậu và hạn mặn, gần 90% doanh nghiệp cho rằng hạn mặn tác động nghiêm trọng, gần 23% cho rằng tác động rất nghiêm trọng.

Hạn mặn tác động đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL - Ảnh 2.

Một mô hình nuôi tôm càng xanhứng phó xâm nhập mặn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)


Có 73% doanh nghiệp cho rằng hạn mặn tác động chủ yếu vào vùng nguyên liệu, còn vấn đề tài chính, nguồn nhân lực bị tác động rất ít. Báo cáo cũng chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đã có phương án thích ứng, xây dựng chiến lược nhưng đầu tư cho hạn mặn còn rất ít doanh nghiệp làm…

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết cũng như các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây, thành phố Cần Thơ phải đối mặt với những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, ngập lụt, hạn hán, một số hiện tượng thời tiết cực đoan khác...

Việc các quốc gia thượng nguồn sông Mekong đang tăng cường khai thác nguồn nước để phát triển thủy điện và các hoạt động kinh tế khác dẫn tới sự suy giảm lưu lượng nước tử thượng nguồn đổ về và thường thiếu nước vào mùa khô, tăng nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.

Thông qua diễn đàn, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ kêu gọi sự đóng góp, hợp tác, chia sẻ của các địa phương, cộng đồng, sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước có giải pháp thích ứng với biến đổi khi hậu; cùng đoàn kết vượt qua những thách thức của biến đổi khí hậu; trong đó có hạn hán và xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô hạn trong thời gian tới.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đã cùng thảo luận xu hướng phát triển bền vững, kinh tế xanh, những kinh nghiệm thực tiễn được áp dụng.... để các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, hợp tác, ứng dụng để triển khai một cách hiệu quả.

Diễn đàn được kỳ vọng sẽ là hoạt động góp phần cung cấp thông tin và tạo những chuyển biến tích cực đề cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau tìm ra những giải pháp kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.


Theo Vietnam+

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.