Giao trách nhiệm đến cán bộ cơ sở để bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành, xâm hại

Nhóm PV Thứ tư, ngày 26/01/2022 11:00 AM (GMT+7)
Theo bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cha mẹ phải cung cấp kiến thức cho con mình, giáo dục con mình là cơ thể mình không ai được phép xâm phạm và nếu mình gặp phải thì không nên xấu hổ mà tố cáo hành vi của họ.
Bình luận 0

Làm gì để trẻ nói ra khi bị bạo hành, xâm hại?

 Báo Điện tử Dân Việt vừa tổ chức Tọa đàm "Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bạo hành, xâm hại".

Tại buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) đã nêu ra một số gợi ý giải pháp để trẻ mạnh dạn nói ra nếu như bị bạo hành, xâm hại.

nguyen-thi-kim-hoa-truong-phong-bao-ve-tre-em-1-16430810552051436875146-16430810807901248419466.jpeg

Bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH). Ảnh: Dân Việt

Bà Hoa cho rằng: "Với trách nhiệm của mình nếu đặt địa vị là con mình, tôi là cha mẹ phải cung cấp kiến thức cho con mình, giáo dục con mình là cơ thể mình không ai được phép xâm phạm, mình giáo dục cho con thói quen, nếp sống cho rằng hành vi đó không nếu mình gặp phải thì không nên xấu hổ mà tố cáo hành vi của họ, tìm những người mà con thấy yên tâm, tin tưởng để tố cáo.

Ở góc độ quản lý tôi nghĩ về kỹ năng sống cần được ưu tiên đào tạo hàng đầu, giữa nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp chặt chẽ, trước đây có môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân các con đã được học ở nhà trường.

Tổng đài Cục Trẻ em cũng có đội ngũ chuyên gia sẽ tư vấn, động viên đối với trẻ tâm lý để hỗ trợ cho trẻ".

Cần phải giao trách nhiệm đến cán bộ cơ sở

Đồng thời, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cũng cho rằng cần phải giao trách nhiệm đến cán bộ cơ sở, thực hiện mạnh hơn các giải pháp truyền thông.

Theo bà Hoa, tăng cường công tác truyền thông, về lâu dài cần tăng cường giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình, và các giải pháp về nhận thức xã hội. Về công tác quản lý cần có đội ngũ công tác xã hội chuyên nghiệp, đực nâng cao năng lực hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ giúp trẻ từ gia đình cho đến cơ quan chức năng cũng như các dịch vụ như tâm lý, pháp lý. Đội ngũ này giúp địa phương và hình thành mạng lưới hỗ trợ, bảo vệ trẻ em cấp xã.

Quy trách nhiệm, quy định pháp luật đã có Nghị đinh 156 quy định cấp xã phải có trách nhiệm Bảo vệ trẻ em, Thủ tướng cũng chỉ đạo hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em.

"Ở cấp xã, ông Chủ tịch xã cần giao trách nhiệm cho cán bộ xã phụ trách, khi dân có thông tin biết đến ông này mà báo, chính quyền cấp xã phải nắm được từng hoàn cảnh của mỗi gia đình, ví dụ hoàn cảnh gia đình đó có chồng, vợ nghiện hút, nghiện rượu,.. đó là những nhóm nguy cơ cao cần theo dõi nắm bắt.

Đối với cấp xã phải tuyên truyền đến từng gia đình, trẻ em cần được trang bị kiến thức để phòng ngừa.

Đối với trẻ em nam đang tuổi phát triển tâm sinh lý, các em cần tự biết trang bị cho bản thân về kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình. Kỹ năng sống, kỹ năng tố cáo hành vi.

Tôi nghĩ ở nước ta còn rào cản về văn hóa, như khi sự việc xảy ra có gì gia đình đóng cửa bảo nhau, sợ xấu hổ với hàng xóm. Tôi lấy ví dụ, thấy hàng xóm đánh nhau tôi báo công an, ông chồng trút giận lại mắng vợ thêm nên tôi phải sang bảo tôi báo đấy. Tôi nghĩ ý thức của người dân cần dần dần được nâng cao" – bà Hoa cho hay.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem