Cải tạo chung cư cũ mắc kẹt vì 'tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối'

Minh Khôi Thứ ba, ngày 18/05/2021 13:30 PM (GMT+7)
Quy định "tuyệt đối 100% chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý phá dỡ nhà chung cư" đang cản trở việc thực hiện các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Bình luận 0

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sớm sửa đổi một số quy định của Luật Nhà ở 2014 không còn phù hợp, đang làm ách tắc nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở. Nhiều bất cập còn cản trở sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường bất động sản, làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại.

Đáng chú ý, theo HoREA, tại Khoản 3 Điều 110 Luật Nhà ở 2014 quy định: "Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được tất cả (100%) chủ sở hữu nhà thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới" không phù hợp với thực tế.

Cải tạo chung cư cũ mắc kẹt vì 'tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối' - Ảnh 2.

Cải tạo chung cư cũ kẹt vì 'ỷ lệ đồng thuận tuyệt đối 1005 chủ sở hữu.

Bởi vì, theo HoREA, gần như không thể đạt được đa số tuyệt đối 100% chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý phá dỡ nhà chung cư, nên quy định này đang cản trở việc thực hiện các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ không phải là nhà chung cư nguy hiểm (cấp D). Hoặc nhà chung cư không "nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị tháo dỡ theo quy định tại Khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt".

Do vậy, HoREA đề nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 110 Luật Nhà ở 2014, tương tự như nội dung Khoản 2 Điều 89 Luật Nhà ở 2005 quy định việc phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu theo nhu cầu thì phải được 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý.

Liên quan tới bất cập trong Luật Đất đai 2014, HoREA vừa nêu, trước đó, báo Dân Việt đã phản ánh, hiện trạng hàng trăm người dân đang sống thẩm thỏm tại khu nhà tập thể 3 tầng, đường Lê Hồng Phong (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông) xây dựng từ những năm 1970 đã xuống cấp nghiêm trọng.

Cải tạo chung cư cũ mắc kẹt vì 'tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối' - Ảnh 3.

Việc cải tạo nhiều nhà tập thể cũ "dậm chân tại chỗ" do bất cập trong chính sách.

Từ năm 2016 đến nay, đã nhiều lần cư dân đối thoại với nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (Công ty Xuân Mai) được UBND TP Hà Nội giao làm chủ đầu tư thực hiện lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án cải tạo, xây dựng lại khu tập thể 3 tầng, nhưng vẫn chưa thống nhất được hết 100% các chủ sở hữu. Lý do của các hộ dân chưa đồng thuận vẫn là vướng cơ chế đền bù, hài hòa lợi ích giữa các bên.

Ông Lại Tuấn Ngọc - Trưởng phòng Quản lý Bất động sản Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (Công ty Xuân Mai) khẳng định, đơn vị đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về phương án cải tạo. Đa số các hộ dân đã đồng ý với phương án cải tạo và cơ chế đền bù, hỗ trợ của phía công ty.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn cũng cho biết, Xuân Mai cùng với UBND quận Hà Đông, UBND phường Nguyễn Trãi đã tổ chức 03 hội nghị lấy ý kiến và tổng hợp nguyện vọng của các hộ dân khu tập thể 3 tầng đường Lê Hồng Phong để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án.

"Gần 200 hộ thuộc 4 dãy nhà đã thống nhất phương án cải tạo xây mới, còn khoảng 10 hộ dân chưa đồng ý với phương án đền bù. Bàn lên họp xuống nhiều lần nhưng vẫn rơi vào bế tắc", ông Ngọc cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem