Thứ ba, 21/05/2024

Xuất khẩu sắn sang Trung Quốc: Cạnh tranh ngày càng gay gắt

20/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam trong 7 tháng năm 2022 đạt 904 triệu USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm tới 93% trong tổng khối lượng xuất khẩu sắn của nước ta...


Xuất khẩu sắn sang Trung Quốc: Cạnh tranh ngày càng gay gắt - Ảnh 1.

Sắn đang được giá, xuất khẩu thuận lợi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết xét về chủng loại mặt hàng, tinh bột sắn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 80,5% tổng trị giá sắn và các sản phẩm sắn xuất khẩu của cả nước. Nhóm sắt lát khô chiếm 19,5% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng sắn.


XUẤT KHẨU SẮN TĂNG DO NGUỒN CUNG NGŨ CỐC GIÁN ĐOẠN

Theo nhận định của các chuyên gia ngành hàng sắn, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam tăng trưởng mạnh là do các thị trường đẩy mạnh thu mua phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine khiến nguồn cung ngũ cốc toàn cầu bị gián đoạn. 

TĐặc biệt, trong 7 tháng năm 2022, Trung Quốc đã mua 1,95 triệu tấn sắn lát khô và tinh bột sắn của Việt Nam, chiếm tới 93% trong tổng khối lượng xuất khẩu sắn của nước ta. Nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao, Trung Quốc đã tăng cường sử dụng sắn và ngô để sản xuất xăng sinh học (ethanol), khiến nhu cầu nhập khẩu sắn của nước này tăng cao.

Ngoài sản xuất ethanol, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn để làm thức ăn chăn nuôi, trong bối cảnh giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Việt Nam đang là nguồn cung lớn thứ hai xuất khẩu các sản phẩm sắn vào Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc đạt 1,05 tỷ USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thái Lan, Việt Nam và Lào là 3 thị trường cung cấp sắn lát lớn nhất cho Trung Quốc.

Trong đó, Thái Lan là thị trường lớn nhất cung cấp sắn lát cho Trung Quốc. Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc từ Thái Lan đạt 936,65 triệu USD, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2021, thị phần sắn lát của Thái Lan chiếm 89% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 84,6% của 5 tháng đầu năm 2021.  Kim ngạch nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 108,7 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Với mặt hàng tinh bột sắn, trong 5 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 2,02 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng 31,3% về lượng và tăng 46,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia.

Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc với 744.320 tấn, trị giá 379,67 triệu USD, tăng 228,6% về lượng và tăng 270% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

NGÀNH SẮN CẦN MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Thời điểm này, các nhà máy chế biến tinh bột sắn phía Bắc đang tập trung đưa hàng lên cửa khẩu để giải phóng hàng tồn kho trước khi vụ thu hoạch sắn mới bắt đầu từ tháng 9 tới. Rất nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Tây Nguyên đang trong thời kỳ ngừng sản xuất để bảo dưỡng hàng năm trước khi bước vào vụ sản xuất mới. Giá sắn nội địa vẫn đang giữ ở mức cao.

Dự báo trong 5 tháng cuối năm, nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ các nhà nhập khẩu nước ngoài vẫn tăng do các nước tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp năng lượng và thức ăn chăn nuôi cũng chuyển sang nhập khẩu các sản phẩm từ sắn để thay thế, dẫn đến tăng nhu cầu đối với sắn.

Tuy nhiên, tại thị trường Trung Quốc, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào và Campuchia. Mặt khác, thị trường Trung Quốc hay thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong đó có ngành sắn.

Từ giữa tháng 7/2022, Hiệp hội tinh bột sắn Thái Lan thông báo hạ giá sàn xuất khẩu tinh bột sắn xuống mức 535 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với cuối tháng 6/2022; trong khi giữ giá thu mua tinh bột sắn nội địa ở mức 17,5 Baht/kg, ổn định so với cuối tháng 6/2022.

Động thái này của các nhà xuất khẩu sắn Thái Lan được cho muốn hạ giá để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ từ Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu sắn của Việt Nam trong 7 tháng qua tăng mạnh, đã chiếm một phần thị trường từ các doanh nghiệp Thái Lan.

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong hoàn cảnh, giá nhiều loại lương thực ở châu Âu đang tăng cao, đặc biệt là lúa mì, các doanh nghiệp Việt Nam cần chớp thời cơ để mở cửa thị trường cho sản phẩm sắn tại EU.


Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, giá xuất khẩu bình quân gồm cả sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam hiện mức 435-450 USD/tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2021, xuất khẩu sắn đạt gần 2,9 triệu tấn, trị giá gần 1,2 tỷ USD. Với tình hình xuất khẩu thuận lợi như hiện nay, dự báo xuất khẩu sắn năm 2022 sẽ đem về hơn 1,5 tỷ USD.

Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tinh bột sắn là sản phẩm được cấp hạn ngạch miễn thuế quan đứng thứ hai sau lúa gạo. Trong khi đó, thuế xuất khẩu tinh bột sắn ngoài hạn ngạch là 166 EUR/tấn; sắn củ tươi, sắn đông lạnh cắt lát hoặc không ngoài hạn ngạch tính thuế là 9,5 EUR/kg.

“Hiện một số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đưa sản phẩm tới một số thị trường khác ngoài Trung Quốc như: Belarus, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Trung Đông và châu Phi thông qua tận dụng các FTA. Do đó, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sắn xuất khẩu sang các thị trường có FTA, đặc biệt là thị trường EU nhiều tiềm năng sẽ giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này”, ông Nghiêm Minh Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết.

Tại Tây Ninh và một số tỉnh Tây Nguyên, cùng với sự vào cuộc của doanh nghiệp, về phía các địa phương cũng đang nỗ lực để nâng cao chất lượng sắn, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu khó tính.

Đơn cử như Gia Lai là địa phương có diện tích sắn nguyên liệu lớn nhất cả nước (với hơn 81.000 ha, diện tích bằng 15,47%, sản lượng bằng 15,42% cả nước), đang ưu tiên cho các dự án sản xuất, chế biến sắn theo công nghệ cao, công nghệ sinh học thân thiện môi trường, phát triển chế biến sâu các sản phẩm từ sắn theo công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu của các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…


Trong tháng 7/2022, cả nước xuất khẩu 328 nghìn tấn sắn và sản phẩm sắn, thu về gần 150 triệu USD. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,11 triệu tấn; kim ngạch 904 triệu USD, tăng 10,5% về lượng và 32,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá măng cụt trong nước tăng cao vì mất mùa, khó cạnh tranh với măng cụt Thái Lan

Giá măng cụt trong nước tăng cao vì mất mùa, khó cạnh tranh với măng cụt Thái Lan

Măng cụt Thái Lan đang được bày bán rầm rộ tại các chợ truyền thống ở Bình Dương, TP.HCM số lượng nhiều, giá rẻ. Trong khi măng cụt Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây mất mùa, giá cao.

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc sẽ giới thiệu công nghệ mới tại TP.HCM

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc sẽ giới thiệu công nghệ mới tại TP.HCM

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc,... sẽ giới thiệu xu hướng công nghệ mới, có tính ứng dụng cao tại Diễn đàn Công nghệ iTech Expo-TP.HCM 2024 tổ chức từ ngày 10 đến 12/7.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...

Tung ra thiết kế áo thun theo thời sự

Tung ra thiết kế áo thun theo thời sự

“Tôi thấy màu sắc trang phục của ông Minh Tuệ mặc rất hài hòa, đẹp, và tôi thiết kế theo, ai ngờ được cư dân mạng hưởng ứng mạnh, hàng trăm áo thun được đặt hàng”, anh Nguyễn Ân, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM thổ lộ.

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.