Vì sao Gen Z khó mua nhà, xe hơn so với các "bậc tiền bối"

Trọng Hà (SCMP & Insider) Chủ nhật, ngày 21/05/2023 13:20 PM (GMT+7)
Gen Z Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoàng việc làm chưa từng có trong lịch sử.
Bình luận 0

Mới 22 tuổi, Melody Yan đã có một bước đi đầy "táo bạo" khi nghỉ việc tại một công ty xe điện Trung Quốc. Trong một email dài gửi cho người đứng đầu công ty, cô không ngại chỉ trích hoạt động kém hiệu quả của công ty mới, đơn cử như nhân viên mới không được hỗ trợ và cáo buộc cấp trên đã quấy rối tình dục mình.

Trải nghiệm của Yan phản ánh một xu hướng mới của những người lao động Trung Quốc sinh ra trong thế kỷ 21. Thế hệ này ngày càng thẳng thắn hơn trong việc lên tiếng chống lại ngược đãi và bất công tại nơi làm việc. Họ từ chối giữ im lặng trong nền văn hóa làm việc độc hại, không được trả lương làm thêm giờ đã được bình thường hóa từ lâu.

Vì sao Gen Z khó mua nhà, xe hơn so với các "bậc tiền bối"

Bất chấp tỷ lệ thất nghiệp cao ở Trung Quốc là 20,4% trong số những người từ 16 đến 24 tuổi, Yan thuộc thế hệ không ngại thay đổi công việc thường xuyên và đưa ra yêu cầu được đối xử tốt hơn, ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn hậu đại dịch Covid-19.

Vì sao Gen Z khó mua nhà, xe hơn so với các "bậc tiền bối" - Ảnh 1.

Công việc có môi trường độc hại không phải là lựa chọn của Gen Z Trung Quốc. Ảnh: IT.

Là lứa người Trung Quốc đầu tiên sinh năm 2000 tham gia lực lượng lao động sau khi tốt nghiệp đại học, họ mang theo những kỳ vọng về văn hóa làm việc mới mẻ, được định hình bởi quá trình giáo dục được cải cách. Nhiều người trong số đó là con một, được giáo dục tốt và lớn lên trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Tuy nhiên, thế hệ Gen Z Trung Quốc phải đối mặt với thực tế phũ phàng về nền kinh tế nước này đang chững lại, những thách thức về nhân khẩu học, nợ gia tăng và căng thẳng địa chính trị. Hơn nữa, cạnh tranh trong nước về việc làm bền vững đã tăng lên.

Ở Trung Quốc, cách phân loại theo thế hệ khác với ở phương Tây. Những người sinh ra ở thế kỷ 21, được gọi là "linglinghou", được coi là Gen Z của Trung Quốc. Những công nhân trẻ này đang thách thức các chuẩn mực đã được thiết lập và quyết tâm chấn chỉnh nơi làm việc.

Yan là nhà phân tích đầu tư tại một ngân hàng quốc tế ở Thượng Hải, cô nhận thấy tầm quan trọng khi được làm việc trong một môi trường đề cao và tôn trọng nhân viên. Cô đánh giá cao văn hóa làm việc linh hoạt hơn ở công ty hiện tại và sẵn sàng khám phá các vai trò khác nhau cho đến khi tìm được công việc phù hợp với sở thích của mình.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi BOSS Zhipin, một nền tảng tuyển dụng trực tuyến, tiết lộ rằng hơn 7.000 nhân viên Gen Z ưu tiên phát triển sự nghiệp và hạnh phúc tình cảm. Họ tìm kiếm văn hóa làm việc thân thiện và cố gắng sắp xếp sự nghiệp phù hợp với sở thích của họ.

Roselyn Wang, một nhà báo 22 tuổi, phải đối mặt với những thách thức trong việc thiết lập ranh giới giữa công việc và đời tư. Mặc dù đã thông báo cho các đồng nghiệp rằng, cô có thể không trả lời tin nhắn sau 11 giờ tối, nhưng cấp trên của cô vẫn liên tục liên lạc ngay cả khi đã quá nửa đêm. Wang thường nhận nhiệm vụ vào cuối tuần mà không có lương hoặc thời gian nghỉ, khiến cô quá tải và thường xuyên trong tình trạng stress.

Vì sao Gen Z khó mua nhà, xe hơn so với các "bậc tiền bối" - Ảnh 2.

Làm việc "thâu đêm, suốt sáng", không có giờ nghỉ, phụ cấp là tình trạng chung trong văn hóa làm việc hiện tại của phần đông các công ty tại Trung Quốc. Ảnh: IT.

Gen Z Trung Quốc "rỗng túi"

Mặc dù năng động, có năng lực và không ngại tìm mối trường mới, nhưng thế hệ Gen Z Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng không có tiền tiết kiệm sau nhiều năm đi làm khiến giấc mơ mua nhà, sắm xe của nhiều người trẻ trở nên xa vời.

Theo đó, Cục Thống kê quốc gia (NBS) xác nhận, trong tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 16-24 đã đạt mức cao kỷ lục 20,4%, tăng từ mức 19,6% trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát tổng thể ở thành thị ở mức 5,2% trong tháng 4, giảm từ 5,3% trong tháng 3.

Đây là chỉ số đáng báo động trong bối cảnh quá trình phục hồi của nền kinh tế không đồng đều, doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp không đạt được kỳ vọng trong tháng trước.

Hơn 300 triệu người dùng mạng xã hội Weibo của nước này đang quan tâm đến chủ đề "số tiền tiết kiệm của tôi ở tuổi 26". Trong 12.000 ý kiến thảo luận, hàng trăm tài khoản tự nhận mình 26 tuổi đã chia sẻ ảnh chụp màn hình tài khoản ngân hàng "không có đồng nào".

Không có tiền có thể không phải là vấn đề lớn đối với Gen Z phương Tây bởi tư tưởng tự do nhưng là vấn đề nghiêm trọng với người Trung Quốc. Thuật ngữ "zhuan" của nước này ra đời năm 2012, ám chỉ những người đàn ông đạt đỉnh cao của sự thành công buộc phải có nhà, xe sang và vợ.

Vì sao Gen Z khó mua nhà, xe hơn so với các "bậc tiền bối" - Ảnh 3.

Ước mơ nhà, xe càng ngày càng khó chạm tới của giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: IT.

Theo thống kê của Statista, trung bình mỗi tháng Gen Z xứ Trung chỉ kiếm được gần 600 USD. Họ phải đối mặt với thị trường việc làm khắc nghiệt, bởi cứ 5 thanh niên trong độ tuổi 16-24 lại có một người thất nghiệp vào tháng 4/2023. Bên cạnh đó, nhóm này cũng đang chi tiêu mạnh tay hơn Gen Y ( sinh năm 1981-1996) và Gen X (sinh năm 1965-1980) cho hàng hóa xa xỉ, mỹ phẩm.

Theo một con số thống kê không chính thức, có tới 40% thanh niên độc thân sống bằng tiền lương ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Giáo sư Chung Chí Niên, chuyên gia về xã hội học kinh tế tại Đại học Bách khoa Hong Kong nhận định: "Hành vi này rất khác so với các thế hệ trước, những người đang tiết kiệm từng đồng. Còn người trẻ lại đang vét sạch từng đồng để chi tiêu cho bản thân".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem