Tù binh Pháp và những ngày trong trại

Thiên Việt (Theo tư liệu ông Kỳ Thu) Thứ bảy, ngày 27/04/2024 07:03 AM (GMT+7)
Ông Kỳ Thu (SN 1927), tên thật là Nguyễn Hữu Đông là học sinh trung học Hà Nội. Tham gia quân đội từ năm 1947, sau chiến thắng Biên giới 1950, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng trại tù binh số 1 (gồm các sĩ quan và hạ sĩ quan thuộc binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa-giơ).
Bình luận 0

Ông Kỳ Thu còn tham gia làm chỉ huy một số trại khác trên biên giới. Ông để lại nhiều tư liệu quý giá về thời kỳ này.

Tù binh Âu Phi bị bắt trong chiến dịch Biên giới 1950 và các chiến trường khác lên tới 36 quốc tịch khác nhau: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Thụy Sĩ, Nam Tư, Hà Lan,Áo, Tây Ban Nha. Họ được chia làm 4 trại. Trại 1 đóng ở Sóc Chang (Quảng Uyên) gồm các sĩ quan và hạ sĩ quan, trại 2 và trại 3 gồm lính Lê dương đóng ở Bó Luông (Quảng Uyên), trại 4 gồm lính Ma Rốc, AnGiêri, Tuynidi..vv đóng ở Nà Phặc (Bắc Cạn), trại 5 là bệnh xá tiếp nhận tù binh bị ốm do một bác sĩ Việt Nam phụ trách.

Tù binh Pháp và những ngày trong trại- Ảnh 1.

Năm đó ông Kì Thu tròn 24 tuổi và được giao nhiệm vụ làm trưởng trại tù binh sĩ quan Pháp số . Các chiến sĩ, bộ đội địa phương, cán bộ trong trại còn trẻ hơn nhiều. Có chiến sĩ vẫn còn lông tơ trên mặt. Tất cả nhóm giám thị hầu như không được huấn luyện qua trường lớp nào về công tác tù binh.

Cẩm nang duy nhất của họ là Chính Sách Khoan Hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua các bức thư của Người gửi tù binh. Nhân dịp Nô-en 1951, Hồ Chủ Tịch viết bức thư cho những kẻ bại trận đang bị giam giữ: "Trong ngày lễ này, tôi nhớ đến các người, kẻ thù của chúng tôi hôm qua, những người khách bắt buộc (và tôi có thể nói là những người bạn của chúng tôi hôm nay), bởi vì chúng tôi biết phân biệt giữa bọn đế quốc, các tôi tớ của bọn gây chiến và các người, con em nhân dân lao động dũng cảm cuả nước Pháp và các nước khác…".

Cụ Hồ ân cần khuyên tù binh 3 điều ngắn gọn: Hãy giữ kỉ luật, hãy tỏ ra có ích, hãy giữ gìn sức khoẻ.

Trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 cũng như các trại tù binh Âu Phi khác, không có hàng rào kẽm gai và hào sâu xung quanh trại, không có chòi canh bốn phía với những khẩu trung liên sẵn sàng nhả đạn, không có đèn pha quét sáng rực trong đêm. 

Bởi một lẽ giản dị tù binh sống trong nhà sàn từ đầu đến cuối bản. Hàng rào canh gác tù binh là tai mắt của dân bản ở vòng trong và cái "thiên la địa võng" của đồng bào các dân tộc trong vùng mới giải phóng... Từng có trường hợp dân địa phương bắt giải về trại 5 tên tù binh Pháp trốn trại ngày 2/12/1950, trong đó có viên quan ba Pi e giỏi tiếng Tày, tiếng Kinh.

"Hòn đảo tình thương"

Bản Ca thuộc xã Bồng Sơn huyện Trùng Khánh Cao Bằng được tù binh Pháp đặt tên là Hòn Đảo Tình Thương. Đó là một khu đất rộng nằm giữa ruộng lúa với bãi cỏ xanh rờn, hàng cây cổ thụ bao quanh bóng mát, lấp lánh ánh mặt trời. Nơi đây đã chứng kiến lễ trọng thể thành lập "Ủy Ban Hòa Bình Và Hồi Hương", đánh dấu bước ngoặt trong đời sống tù binh Pháp ở bên này chiến lũy. 

Từ đó, chiều chiều tù binh đến tụ tập, tham dự những buổi trao đổi thời sự do Ban chỉ huy trại tổ chức hoặc có những buổi giai trí, vui chơi, ca hát ngoài trời. Đêm đến, bên ngọn lửa bập bùng, dưới ánh trăng, từng nhóm tù binh ngồi quay quần, trò chuyện rì rầm. Đó đây vang lên tiếng hát vui tươi hoặc buồn bã theo điệu dân ca của xứ sở. 

Thực hiện chính sách khoan hồng của cụ Hồ, ngày 21/11/1951 tại đây Ban chỉ huy trại đã tổ chức lễ phóng thích không điều kiện cho 9 sĩ quan và hạ sĩ q uan Pháp, trong đó có viên quan năm thầy thuốc Tô-mát Đuy rút. 

Cử chỉ nhân đạo của Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn bất ngờ với toàn thể tù binh trong trại. Thay mặt đoàn tù binh đầu tiên được phóng thích, viên quan năm thầy thuốc Tô -mát xúc động hứa trong buổi tiễn đoàn tù binh: sẽ cam kết đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam bằng kêu gọi hồi hương quân đội viễn chinh Pháp trong hàng ngũ các tổ chức dân chủ nhân dân Pháp.

Lễ Nô-en trong trại

Lễ đón Nô-en trong trại cũng được tổ chức khá chu đáo. Dưới sự hướng dẫn của giám thị, các tù binh được phân công vào rừng hái hoa, chặt cành lá về dựng sân khấu, tốp đi chợ Trùng Khánh mua thực phẩm. Hấp dẫn hơn là nhóm văn nghệ tập các chương trình khá phong phú: Kịch ngắn, ngâm thơ, đơn ca, đồng ca… Bản làng được tù binh tổng vệ sinh sạch sẽ. Một con lợn 60 cân đã được mổ từ chiều hôm trước theo yêu cầu của tù binh. Họ tự nấu theo ý muốn. 

Từ trưa, nhóm đầu bếp tù binh hối hả tổ chức món ăn cho bữa liên hoan mừng Lễ giáng sinh. Một linh mục địa phương sẽ đến làm lễ rửa tội cho các con chiên Ngoan đạo. Trên bãi cỏ rộng kê dãy bàn dài và bày các món ăn Pháp do các đầu bếp nghiệp dư nấu. 

Thực hiện chính sách khoan hồng của cụ Hồ, ngày 21/11/1951 tại đây Ban chỉ huy trại đã tổ chức lễ phóng thích không điều kiện cho 9 sĩ quan và hạ sĩ q uan Pháp, trong đó có viên quan năm thầy thuốc Tô-mát Đuy rút.

Cây thông Nô-en được kết những chùm hoa rừng nhiều màu sắc, dải kim tuyến long lánh. Một chiếc bàn danh dự cho chỉ huy Trại tù binh. Ngồi cùng bàn là viên quan năm Sáctông và quan năm Lơpagiơ, ngoài ra có vài đại diện tù binh Ma rốc. Bồi bàn là viên quan hai dù Sôvê, vốn tỏ ra ngang tàng, nhưng hôm nay rất chu đáo tận tình tuy phải phục vụ cả lính Ma rốc. 

Cuối buổi lễ giám thị kể về những phong tục tập quán của Việt Nam vào dịp Tết cho tù binh nghe và ngược lại tù binh nói về những phong tục đầu năm mới của Pháp và các nước Tây Âu. Chương trình cuối cùng là đại diện Hội liên hiệp phụ nữ Trùng Khánh dẫn một em trẻ nhỏ đến múa hát nhằm xua tan nỗi cô đơn cho những kẻ cách đây không lâu cầm súng tàn phá quê hương họ. 

Trước khi ra về, một em bé mở nắp một làn mây lấy ra một xếp thư của gia đình tù binh trao quà Nô-en cho đại diện của Ủy Ban Hòa Bình Và Hồi Hương trong niềm xúc động chung của toàn trại .

Đời sống vật chất

Trong trại mức ăn của tù binh và người chiến thắng cùng hưởng như nhau: 1200gr gạo 1 ngày, trong đó 400gr gạo quy thanh tiền theo giá thị trường để mua thức ăn Từ năm 1952, Ban chỉ huy trại giao cho tù binh tự quản về kinh tế. 

Có nghĩa là rù binh tự quản lí việc ăn uống của họ hàng ngày, tự phân phối gạo, thực phẩm đến tận "nhà bếp tù binh" theo tiêu chuẩn qui định, tự cử người "đi chợ" mua thức ăn và chế biến sao cho hợp khẩu vị, tự bảo quản thực phẩm trong kho, và cân, đo, đong, đếm với sổ sách và tài chính công khai rành mạch trước toàn trại. 

Nhờ có như vậy đời sống ổn định hơn nên tiếng đàn tiếng hát vui tươi hơn, buổi tối những ánh lửa lập lòe từ những que củi đun nước uống của từng nhóm tù binh. Và những buổi trao đổi tình hình thời sự được lắng nghe, thảo luận sôi nổi. Bộ mặt trại thay đổi tốt lên.

Đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần cũng là mối quan tâm đặc biệt của Ban chỉ huy. Tủ sách của trại được bổ sung khá nhiều sách báo và tạp chí, chủ yếu của Liên Xô và các nước Đông Âu ,tuy chưa đáp ứng được yêu cầu của tù binh nhưng cũng cung cấp nhiều tin tức. Báo Nhân Đạo của Đảng cộng sản Pháp tuy cũ nhưng là món ăn tinh thần bổ ích với tù binh. 

Họ có thể tìm thấy trong đó tin tức giá cả sinh hoạt nước Pháp, hoạt động thể dục thể thao, văn học nghệ thuật, công trình xây dựng mới, cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp đòi hòa bình ở Viêt Nam…

Do có sự can thiệp của Chính phủ ta, thư từ của tù binh qua đường Hồng thập tự Pháp đến tay đều đặn hơn Theo qui định, mỗi tháng tù binh được một lần viết thư gửi về cho gia đình.

Sau đây là những thông tin tù binh viết trong thư: "Về bữa ăn thì cơm là thức ăn chính, bữa sáng có 1 quả trứng, một đĩa rau ăn với cơm, rau khô hoặc rau tươi tùy theo mùa. Buổi tối ăn như trên, không có trứng nhưng 2 bữa có thịt lợn. Anh không bao giờ đói. Nước uống là nước sắc lá cây (Thư gửi vợ của quan ba Hăngri Pagiét)… 

"Buổi chiều chúng con có những buổi sinh hoạt chính tri, vệ sinh, văn hóa, giải trí, ca hát, bóng chuyền, thư viện, đánh bài cờ, bơi lội…" (Thư gửi bố mẹ của quan hai Guxtavơ Mônê…).

Thời gian ở trong trại, nhiều binh lính sĩ quan Pháp đã thấy sự phi nghĩa của cuộc chiến và chân lý thuộc về nhân dân Việt Nam.

Cuộc vượt ngục không thành

Bề ngoài cuộc sống của trại tưởng như bình thản trôi qua, nhưng nó chứa đựng ko ít toan tính của tù binh, muốn đốt cháy giai đoạn, sớm về sum họp gia đình. Đầu năm 1952, trại tù binh chuyển vị trí đến Na Hang (Tuyên Quang) bên cạnh sông Gâm hung dữ. 

Nhất là trại đang ở cạnh con sông Gâm khêu gợi chạy trốn. Những lúc mưa rào, lũ sông Gâm từ thượng nguồn đổ về, hung dữ, cuộn trôi hàng chục khúc gỗ của đồng bào. Giám thị nhận định khả năng tù binh trốn trại là có thể xảy ra. Nhưng cán bộ địa phương khẳng định là nếu trốn trại tù bình cũng không thể chạy thoát về Việt Trì vì tinh thần cảnh giác của bà con vùng này rất cao.

Sáng ngày 15/6/1953, giờ tập hợp điểm danh, tù binh nhốn nháo. Giám thị trao đổi gay gắt với các trưởng nhóm (tù binh). Đêm qua có 9 tù binh đã trốn trại. Chúng đóng 3 cái mảng lớn, đủ sức chống chọi với mưa lũ và các tình huống xấu nhất. Việc này tất nhiên có sự bao che của các trưởng nhóm tù binh và đồng đội trong trại. 

Khi chỉ huy trại biết thì 12 tiếng đã trôi qua. Nếu may mắn thì tù binh đã đi 2/3 quãng đường hoặc đang ngồi ở Việt Trì. Không khí trại hôm đó tràn đầy lo âu, vắng hẳn tiếng cười hát bên ngọn lửa.

Ba ngày sau du kích địa phương giải về trại 3 tù binh bị lật mảng. Nửa tháng sau, lần lượt 6 tù binh bị giải về, có nhóm về gần Việt Trì.

Đặc biệt là sau khi yêu cầu viết bản kiểm điểm, ông Kỳ Thu không trừng phạt, đánh đập những kẻ vượt ngục. Hành động này làm tù binh vô cùng cảm phục, thấy được tấm lòng nhân đạo và chính sách khoan hồng của chúng ta.

Viên quan ba Luyxiêng Môry, đại đội 11, tiểu đoàn 3, trung đoàn bộ binh Lê Dương số 3 thuộc binh đoàn Sác Tông thay mặt các tù binh được phóng thích viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã coi chúng tôi chỉ là công cụ mù quáng của bọn thực dân Pháp, những tù binh bị lợi dụng bởi một sự tuyên truyền dối trá… Sự cầm tù không phải là hình phạt mà là một cơ hội đối với tù binh để chuộc lỗi và trở thành các chiến sĩ hòa bình…"

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem