Trồng thứ cây trái treo lủng lẳng to bự, bán giá cao, ông nông dân Hậu Giang kêu bán là người mua hết sạch

Lê Thị Ngọc Hừng (TTKN Hậu Giang) Thứ bảy, ngày 08/04/2023 14:39 PM (GMT+7)
Mô hình trồng mít ruột đỏ của gia đình ông Trần Thanh Ly, ở ấp 7 xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang sau gần 3 năm trồng thử nghiệm. Với hơn 150 cây mít ruột đỏ, vườn mít của ông Ly đã cho thu hoạch được 3 đợt trái.
Bình luận 0

 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho bà con tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Như mô hình trồng mít ruột đỏ của gia đình ông Trần Thanh Ly, ở ấp 7 xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Sau gần 3 năm trồng thử nghiệm, với hơn 150 cây mít ruột đỏ, vườn mít của ông Ly đã cho thu hoạch được 3 đợt trái.

Trồng thứ cây trái treo lủng lẳng to bự, bán giá cao, ông nông dân Hậu Giang kêu bán là người mua hết sạch - Ảnh 1.

Vợ anh Trần Thanh Ly bên vườn mít ruột đỏ của gia đình tại ấp 7 xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.


Ông Ly cho biết, qua nhiều lần chuyển đổi cây trồng, gia đình quyết định chọn mít ruột đỏ để trồng bởi giá trị kinh tế hơn hẳn nhiều loại cây trồng khác. 

Mỗi năm ông thu được hơn 3 tấn trái, giá mít ruột đỏ bán đạt từ 60 – 70.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi mùa thu hoạch mít ruột đỏ, gia đình ông thu nhập trên 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí gia đình ông còn lời trên 150 triệu. 

Để cây mít ruột đỏ cho năng suất cao, cần chú trọng bón phân chuồng hoai kết hợp phân hóa học, liều lượng hợp lý, nhằm hạn chế xơ đen, trái mít dễ bị nứt.

Ông Ly cho biết thêm, muốn cây mít ruột đỏ phát triển tốt nên tỉa bớt trái non và không để rong xanh bám vào cây.

Người trồng mít ruột đỏ phải thường xuyên kiểm tra cắt tỉa cành hư và chà rửa những vết rong bám trên thân cây. Ngoài ra, ông còn sử dụng biện pháp bao trái mít để bảo vệ trái, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang), cho biết: giống mít ruột đỏ dễ trồng, kháng bệnh tốt, năng suất, chất lượng tốt, giá bán cao được thị trường ưa chuộng.


Vì thế, cây mít ruột đỏ và nhiều cây trồng mới, giống con mới đang giúp nông dân cải thiện thu nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, là tiền đề để các địa phương tiếp tục thực hiện việc phát triển hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem