Thứ hai, 20/05/2024

Trình Bộ Chính trị chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

15/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Căn cứ Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022, dự kiến tháng 9-2022 sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.


Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT. Theo Bộ GTVT, căn cứ Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022, dự kiến tháng 9-2022 sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Trình Bộ Chính trị chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tổng vốn gần 59 tỉ USD - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu Bộ GTVT trình các cấp có thẩm quyền, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, quy mô đầu tư là đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/giờ. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán. Ảnh minh họa

Tháng 9-2022, trình Bộ Chính trị xem xét chủ trương đầu tư

 

Bộ GTVT cho biết từ năm 2005 đến nay, Bộ GTVT đã triển khai nhiều nghiên cứu về tuyến đường sắt tốc độ cao này. Năm 2009, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (BCNCTKT) đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua, Bộ Chính trị tán thành về chủ trương đầu tư, tuy nhiên chưa được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5-2010.

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Quá trình nghiên cứu, Bộ GTVT đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học; Đã thống nhất bằng văn bản với 20 địa phương có dự án đi qua. Bộ cũng đã tổ chức lấy ý kiến các bộ, ban, ngành liên quan. Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội Khóa XIV, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo.

Tuy nhiên, do dự án đang được Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Cán sự đảng Bộ GTVT đã có văn bản số 113-CV/BCSĐ ngày 6-10-2021 gửi Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị báo cáo Bộ Chính trị cho phép lùi thời hạn báo cáo về chủ trương đầu tư Dự án đến khi có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định.

Tiếp thu tất cả các ý kiến, Bộ GTVT đã hoàn chỉnh BCNCTKT trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 2-2019. Với quy mô Dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, ngày 11-7-2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 859/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Theo Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã xây dựng Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và lấy ý kiến Ban Kinh tế Trung ương, các Ủy ban của Quốc hội.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ GTVT đã tiếp thu, hoàn thiện và trình Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 09/TTr-BCSĐ ngày 20-9-2021.

Đầu tư đường đôi khổ 1.435 mm

Theo nghiên cứu Bộ GTVT trình các cấp có thẩm quyền, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, quy mô đầu tư là đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/giờ. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.

Tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỉ USD. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỉ USD; Chi phí xây dựng 31,58 tỉ USD, chi phí thiết bị 15 tỉ USD; Chi phí quản lý dự án, tư vấn, khác 5,82 tỉ USD; Chi phí dự phòng 4,07 tỉ USD.

Trình Bộ Chính trị chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tổng vốn gần 59 tỉ USD - Ảnh 2.

Sau khi có đường sắt tốc độ cao, đường sắt hiện nay chủ yếu để phục vụ chở hàng

Để bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải, nghiên cứu đề xuất phương án phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP.HCM chiều dài 665 km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,72 tỉ USD. Trong đó, chuẩn bị đầu tư cho toàn tuyến giai đoạn 2020-2026, thi công giai đoạn 2027-2031, đưa vào khai thác khoảng năm 2032.

Giai đoạn 2 đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến, chiều dài 894 km, tổng mức đầu tư dự kiến 33,99 tỉ USD. Trong đó, khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng; Khoảng năm 2045-2050 khai thác đoạn Đà Nẵng - Nha Trang.

Được biết, liên quan đến tiến độ công tác thẩm định BCNCTKT dự án, trước đó, Bộ KH-ĐT cho biết kết quả thẩm tra của Liên danh tư vấn thẩm tra quốc tế cho thấy BCNCTKT còn nhiều vấn đề cần được đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi. Các vấn đề này bao gồm: lựa chọn cấp tốc độ thiết kế và khai thác; Hướng tuyến và kết nối với các mạng lưới giao thông trong và ngoài nước; Tổng mức đầu tư và phương án huy động vốn…

Bộ KH-ĐT cho rằng đây là dự án có quy mô, tổng mức đầu tư rất lớn, công nghệ phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn, lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần được đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề liên quan. Do đó, tiến độ thẩm định có thể kéo dài.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố từ Hà Nội đến TP HCM. Cụ thể là các địa phương: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP HCM.

Trong đó điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (TP Hà Nội) và điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.