Tiền Giang: Liều trồng sâm "tiến vua" ở vùng biển, một ông nông dân bất ngờ thành tỷ phú

Trần Đáng Thứ sáu, ngày 09/04/2021 13:01 PM (GMT+7)
Sâm bố chính, một loại sâm "tiến vua”, chỉ thích hợp với vùng đất núi. Thế nhưng, từ khi nông dân Trần Thanh Quý đưa giống sâm bố chính này về miệt biển Gò Công (thị xã Gò Công) trồng, sâm phát triển không kịp bán.
Bình luận 0
Trồng sâm bố chính-sâm "tiến vua" qua internet

7 năm trước, trong một lần tình cờ vào mạng internet thấy sâm bố chính rất dễ trồng, dễ chăm sóc, thế là anh Trần Thanh Quý quyết bắt tay trồng loại sâm mệnh danh là sâm "tiến vua" này.

Tiền Giang: Đưa loại “sâm tiến vua” chỉ thích hợp trồng đất núi về miệt biển, anh nông dân trồng không kịp bán - Ảnh 1.

Anh Trần Thanh Quý, TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang chia sẻ kinh nghiệp trồng sâm bố chính với nông dân.

Theo đó, anh Quý dành 1,5 công đất sau nhà rồi làm nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tự động trồng sâm bố chính. Theo anh Quý, nhìn chung cây sâm bố chính là loại cây dễ sống, thích nghi với khá nhiều điều kiện môi trường. 

Cách trồng sâm bố chính không quá khó vì thực ra loại sâm này cũng  có  khoản sinh trưởng giống các loại cây nhiệt đới khác. Thay vì trồng trên luống, liếp, anh Quý trồng sâm bố chính trong các chậu nhỏ.

Cây sâm bố chính trồng khoản 5-6 tháng là sẽ ra hoa. Hoa sâm thường ra từ tháng 5 đến tháng 10. Sau khi trồng 18 tháng, cây sâm có thể cho thu hoạch củ sâm bố chính. Lúc này sâm bố chính có trọng lượng 1 - 1,5kg/củ.

Nhờ mạnh dạng đầu tư kinh phí xây dựng trại trồng sâm bố chính, anh Quý đã thành công với mô hình trồng loại sâm "tiến vua" này.

Tiền Giang: Đưa loại “sâm tiến vua” chỉ thích hợp trồng đất núi về miệt biển, anh nông dân trồng không kịp bán - Ảnh 2.

Nông dân Trần Thanh Quý, TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang với củ sâm bố chính vừa thu hoạch.

Trồng sâm bố chính ở xứ biển không đủ bán

Hiện, tại vườn của anh Quý có gần 10.000 gốc sâm các loại. Trong đó, có 1.700 chậu sâm bố chính.

Sau nhiều năm trồng, anh Quý đánh giá hiệu quả kinh tế của sâm bố chính rất cao. Trong khi đó, nguồn cung sâm bố chính đang thiếu hụt trên thị trường.

"Trên thị trường giá sâm bố chính hơn 1 triệu đồng/kg thành phẩm. Mặc dù giá sân bố chính rất cao, nhưng nguồn cung vẫn thiếu hụt. Trại của tôi không đủ cung cấp sâm bố chính cho người tiêu dùng", anh Quý thổ lộ.

Theo các nhà khoa học, sâm bố chính còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz, thuộc họ bông Malvaceae.

Sâm bố chính là cây thuốc nam quý, có công dụng chủ yếu hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Sâm bố chính mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam, như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình...

Sâm bố chính có dược tính khá cao, tương đương nhân sâm Hàn Quốc và chỉ thua dược tính sâm Ngọc Linh. Sâm bố chính có vị ngọt, tính mát.

Tiền Giang: Đưa loại “sâm tiến vua” chỉ thích hợp trồng đất núi về miệt biển, anh nông dân trồng không kịp bán - Ảnh 3.

Vườn trồng những cây thuốc quý của anh nông dân Trần Thanh Quý, TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Theo y học cổ truyền, sâm bố chính có một số tác dụng chính như: Điều trị ho, tác dụng hạ sốt, tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị ung thư.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem