Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết

Hoàng Giang Thứ tư, ngày 04/01/2023 15:37 PM (GMT+7)
Các nhà vườn tại Làng mai Thủ Đức bắt đầu tiến hành lặt lá mai, chuẩn bị đưa các sản phẩm sau một năm chăm sóc đến với khách hàng cho mùa Tết Nguyên Đán Quý Mão năm nay.
Bình luận 0
Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 1.

Trong dịp tết ở miền Nam, mỗi nhà hay mỗi gia đình thường trưng cây mai để không khí ngày Tết thêm ấm cúm, rộn ràng. Tuy nhiên để không khí Tết thêm trọn vẹn thì hoa mai nên nở đúng dịp Tết. Một trong những yếu tố quan trọng để mai nở đúng thời điểm mong muốn là biết chọn thời điểm lặt lá mai đúng lúc.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 2.

Thời điểm này, các nhà vườn tại Làng mai Thủ Đức bắt đầu tiến hành lặt lá mai để kích nụ ra bông đúng ngày Tết. Tại vườn mai Phong Hồng với hơn 300 gốc mai gồm mai Giảo, mai bonsai và mai tứ quý,... chủ vườn đã tiến hành lặt lá cho kịp ngày hoa kết nụ đơm bông.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 3.

Theo anh Trần Ngọc Lưu, chủ vườn mai Phong Hồng: "Thời điểm thích hợp để lặt lá mai là 12-14 tháng Chạp âm lịch. Nhưng nếu cây đã có nụ hoa nhỏ thì có thể lặt lá trễ hơn vài ngày, từ ngày 16 – 17 tháng Chạp. Còn trường hợp nụ hoa đã lớn, lớp vỏ lụa đã bung và đã lộ lớp cánh màu vàng thì bạn nên lùi ngày lặt lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp".

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 4.

Thường những loại mai nhiều cánh sẽ nở muộn sau mai vàng 5 cánh vài ngày. Vậy nên việc lặt lá mai phải sớm hơn mai vàng 5 cánh từ 7-14 ngày tùy vào điều kiện thời tiết.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 5.

Ngoài dựa vào loại hoa thì còn nên dựa vào thời tiết. Năm nay trời trở lạnh sớm và thời tiết bất ổn, có mưa rào trong 5 ngày trở lại đây, nên việc chăm sóc mai sau khi lặt lá sẽ phải kỹ càng hơn.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 6.

Bạn Thanh Tùng - công nhân lặt lá mai cho biết: "Tuy công việc này nhẹ nhàng, nhưng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Bên cạnh đó, việc đứng cả ngày để lặt lá mai sẽ rất mỏi chân, mỏi hai vai".

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 7.

Theo kinh nghiệm các nhà vườn chia sẻ, sau khi lặt lá mai phải ngưng tưới nước trong 2 ngày rồi mới tưới lại.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 8.

Lặt lá mai cũng là phương pháp để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa. Khi lặt lá mai, người thợ không tuốt mạnh lá mai trên cành, như vậy có thể làm gãy cành và hỏng mầm hoa. Thao tác đúng là một tay giữ chắc cành cây còn một tay giật ngược lá về sau hoặc dùng kìm chuyên tỉa cành để bấm.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 9.

Anh Giàu, thợ lặt lá mai có kinh nghiệm 3 năm cho biết, cần lặt lá đúng cách để không làm hư nụ, xước cành, sẽ làm ảnh hưởng đến sự trổ bông đầu của cây mai.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 10.

Việc lặt lá mai phải tiến hành đồng bộ để cây mai nở đều, bung hoa đẹp. Khoảng 2 ngày trước khi lặt lá mai, nhà vườn xiết nước tạo môi trường khô hạn, để cây làm quen trước. Sau khi lặt lá mai xong, sau 2 ngày họ sẽ tiến hành tưới nước lại, lúc tưới nhớ tưới thật đẫm nước, khi đó mai sẽ tức và bắt đầu ra hoa.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 12.

Hơn 15 thợ đang tiến hành lặt lá mai trong vườn hơn 300 gốc mai. Theo anh Ngọc Lưu, một số nhà vườn áp dụng phương thức phun thuốc để mai rụng lá nhanh và đồng loạt. Như vậy sẽ đỡ tốn nhân công. Nhưng việc này cũng gây hại cho cây và mùa năm sau hoa sẽ không nhiều nụ.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 13.

Sau khi lặt lá mai, các vườn theo dõi quá trình sinh trưởng cũng như sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao để có biện pháp điều chỉnh, thúc phân cho hợp lý.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 14.

Với các cây mai cao, người thợ phải bắc ghế hoặc thang lên cao để lặt lá. Họ không vít cành vì rất dễ làm gẫy cành, xước nụ.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 15.

Việc đứng chông chênh trên cao để lặt lá mai càng khiến nhanh mỏi tay, chân và lưng. Nhưng họ phải tranh thủ cho kịp thời điểm hoa nở.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 16.

Một tay nắm chắc cành mai, tay còn lại cầm từng lá mai giật ngược về phía sau để cuống lá đứt rời ra, phải lặt hết toàn bộ lá trên cây để tập trung chất dinh dưỡng cho hoa. Nếu lặt lá không khéo léo, bạn có thể tuốt luôn cả phần nụ hoa nằm ở kẽ lá.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 18.

Cô Bảy với nhiều năm kinh nghiệm lặt lá mai chia sẻ, nhìn tưởng công việc này đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng phải làm liên tục 2-3 ngày liên tiếp sẽ rất "đuối".

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 19.

Một ngày công lặt lá mai bình quân 300.000 - 400.000 đồng một người. Có khi thiếu nhân công chi phí có thể lên cao hơn.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 20.

Một góc vườn mai đã được lặt lá trong buổi sáng.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 21.

Những chiếc lá mai lìa cành nằm trên mặt đất, và các chồi non sẽ nảy lộc.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 22.

Một cây mai đã được lặt sạch lá chỉ trơ lại những cành khẳng khiu. Thế nhưng chỉ 2 tuần sau, đây sẽ là cây mai vàng rực những cánh hoa tươi sắc.

Theo chân nhà vườn Thủ Đức lặt lá mai đón Tết - Ảnh 23.

Những búp hoa đã thành hình chuẩn bị ươm nụ nở những cánh vàng rực rỡ trong mùa xuân Quý Mão. Đây là các cây mai chủ vườn cho các công ty thuê chưng dịp Tất niên nên sẽ lặt lá và ép hoa nở sớm vì nhiều công ty sẽ nghỉ Tết Nguyên Đán sau Tất niên khoảng từ 25 tháng Chạp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem