Thứ hai, 13/05/2024

Tập đoàn FLC có 2 "nữ tướng" từng gắn bó lâu năm

04/03/2023 7:00 PM (GMT+7)

Đại hội đồng cổ đông đã bầu bổ sung hai thành viên Hội đồng quản trị FLC là bà Vũ Đặng Hải Yến và bà Trần Thị Hương

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC cho biết ngày 4-3 đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2023 với sự tham dự của 279 cổ đông, chiếm hơn 44% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Đáng chú ý, đại hội đã thống nhất bầu bà Vũ Đặng Hải Yến và bà Trần Thị Hương là thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), thay cho các thành viên cũ đã từ nhiệm. Đồng thời, HĐQT FLC cũng đã họp và thống nhất bầu bà Vũ Đặng Hải Yến giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT FLC.

 

Bà Vũ Đặng Hải Yến làm Phó Chủ tịch thường trực FLC sau đại hội cổ đông bất thường - Ảnh 1.

FLC tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023. Ảnh: FLC

Theo Tập đoàn FLC, cả hai thành viên HĐQT mới đều là những nhân sự cấp cao đã có thời gian gắn bó lâu dài và được đánh giá là phù hợp với định hướng kinh doanh, tái cấu trúc của FLC trong thời gian tới.

Với kết quả bầu tại đại hội hôm nay, HĐQT mới của FLC sẽ có 5 thành viên bao gồm ông Lê Bá Nguyên, Chủ tịch HĐQT; bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Chủ tịch thường trực; ông Doãn Hữu Đoàn, Phó Chủ tịch và các thành viên là ông Lê Thái Sâm, bà Trần Thị Hương.

Tại đại hội cổ đông, ban lãnh đạo FLC cho biết trong giai đoạn 2020 - 2022, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hàng loạt sự kiện bất khả kháng, bao gồm đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế, và đặc biệt là các vấn đề pháp lý liên quan đến một số nguyên lãnh đạo cấp cao.

Trong bối cảnh đó, FLC cần thực hiện tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu các khoản vay, tái cơ cấu nhân sự, tái cơ cấu các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Được sự đồng thuận của cổ đông, nhiều nhóm giải pháp quan trọng trong phương án tái cơ cấu của FLC đã được thông qua tại đại hội.

Bà Vũ Đặng Hải Yến làm Phó Chủ tịch thường trực FLC sau đại hội cổ đông bất thường - Ảnh 2.

Các thành viên HĐQT FLC từ trái qua phải: ông Doãn Hữu Đoàn, Phó Chủ tịch HĐQT; bà Trần Thị Hương, thành viên HĐQT; bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT; ông Lê Bá Nguyên, Chủ tịch HĐQT; ông Lê Thái Sâm, thành viên HĐQT. Ảnh: FLC

Cổ đông FLC đã đồng ý các phương án giãn tiến độ thanh toán trái phiếu và hoán đổi bằng bất động sản. Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Tổng Giám đốc của FLC, các phương án này nằm trong chủ trương tái cấu trúc tài chính nói chung của FLC, còn trên thực tế, liên quan đến các nghĩa vụ về trái phiếu, FLC hiện đang là một trong những doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tổng nợ thấp nhất thị trường.

Cụ thể, từ 2020 đến nay, FLC phát hành tổng cộng 4 lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 2.000 tỉ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, FLC đã thanh toán, mua lại trước hạn 3/4 lô trái phiếu đã phát hành (với tổng giá trị khoảng 1.000 tỉ đồng); gói trái phiếu còn lại có dư nợ khoảng 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, gói trái phiếu còn lại này đã thanh toán lãi đầy đủ cho các trái chủ.

Chủ tịch FLC Lê Bá Nguyên cho biết năm 2023, FLC dự kiến định hình lại các lĩnh vực cốt lõi với ba trụ cột chính: Kinh doanh bất động sản, kinh doanh nghỉ dưỡng và M&A các dự án để tái cấu trúc các khoản vay và duy trì hoạt động kinh doanh.

Cũng trong chủ trương tái cơ cấu, thời gian tới FLC sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ các khoản đầu tư các các công ty con, công ty liên kết để có phương án tiếp tục đầu tư hoặc chuyển nhượng.

FLC đang làm việc với các chuyên gia tư vấn tài chính đầu ngành để đảm bảo tối đa hiệu quả, lợi ích cho Tập đoàn cũng như cổ đông. Riêng đối với cổ phiếu Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt – Bamboo Airways (BAV), FLC cũng có kế hoạch xem xét chuyển nhượng cổ phần này.

Tại đại hội đã thông qua việc cổ đông FLC đề nghị Ủy ban chứng khoán nhà nước, HNX, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho phép cổ phiếu FLC được giao dịch trên UPCoM; và ủy quyền cho Tổng Giám đốc FLC ký Văn bản đề nghị gửi cơ quan quản lý về việc đề nghị cho phép cổ phiếu FLC được giao dịch trên hệ thống UPCoM.

Liên quan đến vấn đề cổ phiếu FLC được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tiếp nhận đăng ký lên UPCoM nhưng lại bị đình chỉ giao dịch ngay sau đó, HĐQT FLC cho biết HNX đang căn cứ vào việc FLC chưa hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin.

FLC đã liên tiếp có các văn bản gửi tới cơ quan quản lý để giải trình, làm rõ các khó khăn, vướng mắc mang tính khách quan và hoàn cảnh bất khả kháng của tập đoàn trong việc chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán.

HĐQT FLC cho biết đang nỗ lực hết sức để xúc tiến các lộ trình công bố thông tin theo quy định. Trong thời gian này, toàn bộ các quyền của cổ đông với cổ phiếu vẫn được đảm bảo đầy đủ, nhưng việc tự do chuyển nhượng lại khá phức tạp khi phải xin ý kiến nhiều ban ngành khác nhau, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư.

Bà Vũ Đặng Hải Yến từng được cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết ủy quyền toàn bộ quyền cổ đông tại FLC, Bamboo Airways và quyền liên quan đến các tài sản thuộc sở hữu của ông hồi năm 2022.

Bà Vũ Đặng Hải Yến sinh năm 1978, có trình độ tiến sĩ Luật kinh tế. Bà từng là giảng viên, phó trưởng bộ môn Luật Thương mại tại Đại học Luật Hà Nội.

Theo NLĐO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.