Thứ bảy, 18/05/2024

"Sóng" thu gom đất cắt lỗ bắt đầu sôi động

01/09/2021 1:00 PM (GMT+7)

Đợt dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4 đã kéo dài đến hiện tại và vẫn phức tạp. Làn sóng cắt lỗ trên thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện mạnh mẽ kéo theo đó cũng là làn sóng mua gom.

"Gom" đất giữa mùa dịch

Theo khảo sát của PV Dân Việt, tính đến thời điểm tháng 8/2021, trên nhiều hội nhóm facebook, zalo, viber, lượng tin rao bán cắt lỗ bắt đầu tăng mạnh so với các tháng trước đó, đặc biệt là ở phân khúc đất nền, đất thổ cư, nhà phố. Đáng chú ý, những tin rao bán này cũng nhận được sự quan tâm từ khá nhiều nhà đầu tư.

Theo dấu chân nhà đầu tư, PV ghi lại chia sẻ của anh Ngô Hoàng Minh (Hoàng Mai, Hà Nội). Anh Minh cho hay, hồi cuối tháng 6 vừa qua, anh và 2 người bạn đã góp tiền mua 5 lô đất ở khu vực xã Xuân Nội (Đông Anh, Hà Nội) với diện tích 40m2, giá hơn 600 triệu đồng/lô.


"Sóng" mua gom đất cắt lỗ bắt đầu sôi động - Ảnh 1.

Theo anh Minh, thời điểm từ đầu năm 2021, các khu vực huyện Đông Anh, Long Biên, Sóc Sơn không có thể tìm được lô đất nào có giá như thế này. Khi dịch bắt đầu kéo dài, nhiều nhà đầu tư bị ngân hàng đòi nợ đã buộc họ phải bán cắt lỗ. Đây chính là thời điểm ai có vốn mạnh sẽ gom mua "bắt đáy".

Còn anh Đỗ Xuân Trường (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ đã nghe ngóng thị trường suốt nhiều tháng qua nhưng đến thời điểm hiện tại mới thấy thị trường giảm nhiệt mạnh hơn khi nhà đầu tư bán ra nhiều hơn mức cắt lỗ cũng cao hơn.

Anh cho biết, từ tháng 5 đến giữa tháng 7, phần lớn giá bán ở những khu vực không chịu ảnh hưởng của "sốt đất" thời điểm đầu năm vẫn ghi nhận đi ngang hoặc có xu hướng giảm nhẹ. Nhưng từ nửa cuối tháng 7 đến nay, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bán rẻ hơn 15 - 20%, thậm chí 30% so với giá thị trường để đẩy được hàng, thu hồi lại vốn.

"Tôi mới đặt cọc được 2 nền bên với giá dưới 1 tỷ đồng thuộc khu vực Yên Nghĩa (Hà Đông). Các mảnh đất này dự kiến sẽ chờ thị trường bình phục sau dịch rồi mới bán ra", anh Trường nói.

Cả anh Minh và anh Trường đều xuống tiền mua hàng cắt lỗ thời gian này. Tuy nhiên do dịch bệnh, việc mua hàng mới chỉ dừng ở hình thức xem hàng online và chuyển cọc, các thủ tục khác sẽ được đẩy mạnh khi giãn cách kết thúc.

Đã tới thời điểm "bắt đáy" thị trường?

Nhận định về xu hướng mua gom bất động sản trong giai đoạn hiện nay, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển phân tích, hiện tại, ngoài việc mua vì nhu cầu thông thường, nhiều người còn mua vì cơ hội.

Bởi khó khăn của người này là cơ hội của người khác. Tình hình chung khiến cho nhiều người đang ôm bất động sản gặp khó khăn và phải bán, đó là cơ hội cho người mua.

"Sóng" mua gom đất cắt lỗ bắt đầu sôi động - Ảnh 2.

Dự báo thị trường nhà đất sẽ tiếp tục sôi động sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Ảnh M.K

"Sản phẩm nào giảm sâu hơn thì có thể mạnh dạn mua. Đặc biệt là với những bất động sản chỉ có cơ hội này mới giảm, chứ bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố. Bởi vì loại hình này thường 7 - 8 tỷ trở lên mà số tiền đó không phải ai cũng có.

Nhà phố đang bị khủng hoảng cho thuê, khiến người ta muốn giảm giá để bán. Trong giai đoạn bình thường, bạn thích căn nhà phố đó cũng không mua được, đó là sản phẩm người ta không mua để bán mà để dành lâu dài. Chỉ có cơ hội này, họ mới bán mà còn giảm giá.

Còn mỗi người, tùy theo khẩu vị của mình có thể chọn đất nền, căn hộ hay thậm chí là đất vùng xa nhưng mà phải lưu tâm 3 tiêu chí quan trọng là pháp lý, địa điểm và giá cả hợp lý", ông Hiển nhận định.

Chia sẻ về thời điểm thích hợp để xuống tiền mua bán bất động sản, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, không ít người mua và người bán đang chờ đến tháng 10, thời điểm có thể sẽ nới lỏng giãn cách xã hội nếu kiểm soát được dịch tại khu vực phía Nam. Đây cũng là thời điểm mà nhiều công ty dự báo sẽ có đợt thanh khoản "bùng" lên, do những nhà đầu tư sẵn tiền mặt bắt đầu "bắt đáy" thị trường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.