Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ", nhà nghèo đến mấy cũng nên có một chậu

S.E.N Chủ nhật, ngày 27/03/2022 15:51 PM (GMT+7)
Không chỉ có tác dụng hút khí độc, đuổi muỗi, thanh lọc không khí và chữa được rất nhiều bệnh mà cây cảnh ngũ gia bì còn mang những ý nghĩa phong thủy rất tốt cho gia đình. Vừa hút tài lộc, mang may mắn, lại vượng cho sức khỏe, nhà nào cũng nên trồng trong nhà.
Bình luận 0

Trồng cây cảnh trong nhà từ lâu đã là sở thích của rất nhiều người. Thế nhưng bên cạnh những cây cảnh thường thấy như trầu bà, dây nhện, lan ý, lưỡi hổ, thường xuân,...thì có một loại cây cảnh "thần kỳ" lại sở hữu vô cùng nhiều công dụng mà không phải ai cũng biết để mà trồng. Loại cây cảnh mà tôi đang muốn nhắc tới ở đây chính là cây cảnh ngũ gia bì.

Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ" nhà nghèo đến mấy cũng phải có một chậu - Ảnh 1.

Cây ngũ gia bì là loại cây cảnh được khá nhiều người trồng làm cây cảnh đặt trong nhà hoặc trồng trong sân vườn.

Bên cạnh tác dụng trồng làm cây cảnh, cây ngũ gia bì còn được nhiều nhà phong thủy đánh giá là cây phong thủy tốt nên trồng. Trong dân gian, ngũ gia bì còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh.

Để hiểu vì sao chúng tôi lại khuyên bạn nên trồng loại cây cảnh này trong nhà thì mời bạn hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về loại cây cảnh "thần kỳ" này.

1. Ngũ gia bì là cây cảnh gì?

Cây cảnh ngũ gia bì hay còn có tên gọi khác là thích gia bì, xuyên gia bì, chân chim, cây đáng, cây lằng, sâm non, cây chân vịt, sâm nam…có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát. Ngũ gia bì vừa là thảo dược, vừa là cây cảnh. Là loài cây được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh khác nhau.

Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ" nhà nghèo đến mấy cũng phải có một chậu - Ảnh 2.

Cây cảnh ngũ gia bì có tên khoa học là Scheffera Octophylla (Lour) Harmshay. Tên gọi ngũ gia bì của cây này bắt nguồn từ đặc điểm và hình dạng của cây với 5 lá to mọc chụm vào nhau.

Loại cây cảnh này được xếp vào loại thực vật thân nhỏ, khi sinh trưởng cây sẽ có chiều cao lên tới 2m. Phần thân có rất nhiều gai, lá kép hình chân vịt, mọc so le từng chùm, mỗi chùm gồm 6-8 lá chét. Lá ngũ gia bì có hình thuôn dài, đầu nhọn, mỏng.

2.  Cây cảnh ngũ gia bì có mấy loại?

Cây cảnh ngũ gia bì có 3 loại gồm ngũ gia bì gai, ngũ gia bì cẩm thạch và ngũ gia bì hương (tế trụ gia bì).

Ngũ gia bì gai là giống cây mọc bụi, phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai. 

Ngũ gia bì cẩm thạch là giống cây thuộc họ nhà ngũ gia bì, phần lá có màu sắc lạ, được mọi người ưa chuộng bày biện trong nhà ở, phòng khách.

Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ" nhà nghèo đến mấy cũng phải có một chậu - Ảnh 3.

Ngũ gia bì có 3 loại gồm ngũ gia bì gai, ngũ gia bì cẩm thạch và ngũ gia bì hương (tế trụ gia bì)

Ngũ gia bì hương hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì, là loại thực vật mọc bụi có chiều cao lên tới vài mét. Cây cảnh được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1969 tại Phó Bảng (Hà Giang). Sau đó, loại cây này đã được xếp vào danh sách dược liệu quý, đang được nghiên cứu bảo tồn và phát triển trồng tại Viện dược liệu.

Ở Việt Nam thì cây mọc chủ yếu ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây,… Ngoài ra nó cũng mọc ở các tỉnh như Tứ Xuyên hay Quảng Châu Trung Quốc.

3. Trồng cây cảnh ngũ gia bì có ích lợi gì?

Cây cảnh ngũ gia bì giúp đuổi muỗi

Nhiều người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường rất hay trồng cây cảnh ngũ gia bì trong nhà mình để vừa làm cảnh, vừa đuổi muỗi hiệu quả.

Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ" nhà nghèo đến mấy cũng phải có một chậu - Ảnh 4.

Hiện công dụng xua đuổi muỗi của cây cảnh ngũ gia bì đã được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam.

Nói về công dụng đuổi muỗi của loại cây cảnh này thì đã được các nhà khoa học thử trồng nhiều cây cảnh tại bậc cửa ra vào để kiểm chứng và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. 

Cây cảnh ngũ gia bì hút khí độc giúp môi trường trong lành hơn

Theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, cây ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd. Đồng thời, theo nhiều người thì cây cảnh này còn có tác dụng khử mùi khá tốt.

Cây cảnh ngũ gia bì chữa được nhiều bệnh và ăn được

Nếu như bạn còn đang băn khoăn không biết cây cảnh ngũ gia bì có ăn được không? Thì câu trả lời cho bạn là có nhé, nếu như phần thân và rễ của cây ngũ gia bì có nhiều công dụng dùng làm thuốc để chữa bệnh, thì phần lá của cây cảnh ngũ gia bì có thể dùng chế biến món ăn được.

Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ" nhà nghèo đến mấy cũng phải có một chậu - Ảnh 5.

Người dân Quảng Nam dùng lá của cây cảnh ngũ gia bì để ăn sống, trộn gỏi, cuốn với thịt heo ăn rất ngon.

Ở các vùng quê người dân thường hái lá cây cảnh ngũ gia bì thái nhỏ sau đó đem phơi khô, thỉnh thoảng khi nấu canh cá, canh tôm thì bỏ thêm chút lá cây cảnh ngũ gia bì vào nấu chung, canh sẽ có vị đắng nhẹ chứ không đắng gắt. 

Nói về công dụng chữa bệnh của loại cây cảnh này thì không cần bàn cãi thêm nữa, bộ phận của cây cảnh ngũ gia bì dùng để làm thuốc đó chính là phần vỏ cây và vỏ rễ, 2 bộ phận này sẽ được rửa sạch, thái mỏng và phơi khô dùng làm thuốc điều trị được rất nhiều bệnh như: Chống mệt mỏi, giải độc, chống viêm, long đờm, giảm ho, tăng cường sức đề kháng, hạ huyết áp…

4. Cây cảnh ngũ gia bì có ý nghĩa phong thủy như thế nào?

Cây cảnh ngũ gia bì được nhiều người yêu thích và lựa chọn trồng một phần là vì nó có lợi đối với sức khỏe, cuộc sống con người mặt khác nó còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ" nhà nghèo đến mấy cũng phải có một chậu - Ảnh 6.

Trong phong thủy, cây cảnh ngũ gia bì mang ý nghĩa tượng trưng cho tài lộc lâu bền, tài lộc vững vàng.

Cây cảnh ngũ gia bì còn là cây mang đến may mắn về tiền tài, sự nghiệp cho gia chủ, trồng cây cảnh ngũ gia bì trong nhà sẽ giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dồi dào, công danh ổn định.

Ngoài ra cây cảnh ngũ gia bì có 5 thùy trên mỗi lá, là tượng trưng cho ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, điều này thể hiện sự gắn kết, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, mong muốn gia đình bạn luôn được ổn định, hạnh phúc và bình an.

5. Cách trồng và chăm sóc cây cảnh ngũ gia bì

Ngũ gia bì là cây cảnh dễ trồng, cực dễ chăm sóc và có thể nhân giống bằng việc trồng từ cành. Trồng cây cảnh ngũ gia bì bạn nên để ý các yếu tố cơ bản về đất, nước và ánh sáng cho phù hợp với cây là được. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cảnh của mình có thể phát triển:

Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ" nhà nghèo đến mấy cũng phải có một chậu - Ảnh 7.

Cây cảnh ưa nơi râm mát nhưng cũng cần mang cây ra tắm nắng bên ngoài 1-2 mỗi tuần.

- Ánh sáng

Cây cảnh ngũ gia bì thích hợp với những nơi râm mát mỗi tuần bạn chỉ cần mang chậu cây ra tắm nắng bên ngoài 1-2 lần, mỗi lần từ 4-6 tiếng, không nên để cây dưới ánh nắng gắt quá lâu cây sẽ dễ bị chết.

- Nước tưới

Khi cây đã sống và phát triển khỏe mạnh thì bạn chỉ cần tưới nước 2-3 lần/tuần, không tưới nước quá nhiều, chỉ cần quan sát nếu thấy lá vàng có hiện tượng rụng nhiều lá có nghĩa là cây bị thừa nước bạn cần phải điều chỉnh ngay lượng nước tưới cho cây.

- Nhiệt độ

Cây cảnh ngũ gia bì có thể chịu được mức nhiệt độ môi trường lên tới 60 độ C. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển tốt đó chính là 25 đến 30 độ C.

Rỉ tai nhau trồng loại cây cảnh "thần kỳ" nhà nghèo đến mấy cũng phải có một chậu - Ảnh 8.

- Bón phân

Cây cảnh ngũ gia bì khá dễ sinh trưởng vì vậy không cần bạn phải bón quá nhiều phân, bạn chỉ cần bón phân hữu cơ hoặc phân NPK hòa tan với nước cho cây ở giai đoạn sinh trưởng tốt nhất của cây nhằm kích thích cho chúng phát triển mạnh hơn.

- Phòng sâu bệnh

Thông thường côn trùng thường tấn công lá của cây cảnh ngũ gia bì vì vậy bạn nên chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật phun định kỳ cho cây để bảo vệ cây được khỏe mạnh. Ngoài ra nếu thấy lá khô héo, bị bệnh bạn nên cắt bỏ để tránh lây lan sang những lá hoặc cây khác.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem