Chủ nhật, 19/05/2024

Quý 1/2023, VIB lãi 2.700 tỷ, đang chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng

24/04/2023 3:43 PM (GMT+7)

Kết thúc quý 1, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Ngân hàng VIB vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2023 với kết quả kinh doanh tích cực, ROE đạt 30% cùng bảng tổng kết tài sản vững mạnh.

Theo đó, quý 1/2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 4.900 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 19%.

Ngân hàng duy trì biên lãi ròng (NIM) hiệu quả cao ở mức 4,6% trong bối cảnh cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay có nhiều biến động. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt giúp hệ số chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) giảm xuống đáng kể, chỉ còn 32% trong quý 1.2023 so với 35% cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, lợi nhuận trước dự phòng của ngân hàng đạt hơn 3.360 tỷ đồng, tăng 26% so với quý 1/2022.

Quý 1/2023, VIB lãi 2.700 tỷ, đang chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng - Ảnh 1.

Ngân hàng VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế khoảng 2.700 tỷ đồng. Ảnh: VIB

Với bối cảnh thị trường chung, phân khúc khách hàng bán lẻ của nền kinh tế nói chung và VIB nói riêng gặp khó khăn nên tỷ lệ nợ xấu của VIB tạm thời tăng từ 1,8% lên 2,6% vào cuối 3.2023. Ngân hàng đã gia tăng bộ đệm phòng ngừa rủi ro với mức trích lập dự phòng rủi ro là 668 tỷ trong quý 1, tăng gần 70% so với cùng kỳ.

Tổng kết quý 1, VIB báo lãi gần 2.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, với mức lãi này ngân hàng tiếp tục duy trì ROE ở mức 30%, cao nhất ngành năm thứ 4 liên tiếp.

Được biết, tổng tài sản của VIB đạt hơn 357.000 tỷ đồng vào cuối tháng 3.2023, tăng trưởng 4,2% so với đầu năm. Về tăng trưởng tín dụng, trong bối cảnh lãi suất còn ở mức cao, tình hình thị trường nhà đất, thị trường tiêu dùng và đầu tư đang chững lại nên tín dụng của VIB giảm nhẹ 1,2%, tuy nhiên nhịp điệu kinh doanh đã dần được đẩy mạnh trong tháng 3, tạo tiền đề cho Quý 2 với kỳ vọng tăng trưởng tích cực.

Hiện nay, VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thấp nhất thị trường với tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm tới gần 90% tổng danh mục cho vay. Trong đó, trên 90% khoản vay có tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà ở, đất ở với đầy đủ pháp lý và có tính thanh khoản tốt. Bên cạnh đó, VIB có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở nhóm thấp nhất ngành, khoảng 1.500 tỷ đồng tương đương 0,6% tổng dư nợ tín dụng, trong đó phần lớn là trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và tiêu dùng.

Tính đến hết tháng 3/2023, nguồn vốn huy động của VIB đạt hơn 248.000 tỷ đồng, bao gồm tiền gửi khách hàng, giấy tờ có giá, huy động từ các định chế quốc tế như IFC, ADB.

Trong tháng 3, IFC, thành viên của Ngân hàng thế giới đã phê duyệt khoản vay trị giá 100 triệu đô trong 5 năm cho VIB. Thỏa thuận dự kiến được ký kết trong tháng 5 sẽ giúp VIB tăng cường giải ngân cho lĩnh vực nhà ở trong thời gian tới. Khoản vay này góp phần đưa tổng hạn mức tín dụng mà các định chế quốc tế như IFC, ADB… cấp cho VIB lên đến 1,5 tỷ USD.

Quý 1/2023, VIB lãi 2.700 tỷ, đang chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng - Ảnh 3.

Tỷ trọng bán lẻ trên tổng dư nợ và ROE của các ngân hàng năm 2022. Ảnh: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.

Các chỉ số an toàn ở mức tối ưu, trong đó hệ số cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) ở mức 71,5% (quy định dưới 85%), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 28,3% (quy định dưới 37%), hệ số an toàn vốn (CAR Basel II) ở mức 12,3% (quy định trên 8%) và hệ số nguồn vốn ổn định ròng theo Basel III (NSFR) khoảng 112% (quy định của Basel III tối thiểu là 100%).

Trong quý 1, Đại hội đồng cổ đông VIB đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức ở mức 35% bao gồm 15% cổ tức tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Đầu tháng 3 năm 2023, ngân hàng đã hoàn tất phân phối 10% cổ tức tiền mặt.

Hiện VIB đang trong giai đoạn triển khai chi trả 5% cổ tức tiền mặt còn lại và 20% cổ phiếu thưởng cho cổ đông cùng 7,6 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên (ESOP).

Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được duy trì trung bình 30% trong nhiều năm liên tục đã tạo ra mức cổ tức hấp dẫn, đồng thời tạo nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào bổ sung vào hoạt động của ngân hàng. Sau khi chi trả cổ tức tiền mặt 10%, hệ số an toàn vốn của ngân hàng (CAR Basel II) vẫn ở mức cao, đạt 12,3% tại ngày 31.03.2023 và dự kiến sẽ được duy trì mức 12%-13% trong năm 2023 so với quy định của NHNN là tối thiểu 8%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.