Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi góp phần giúp Hà Giang đưa ấm no về cao nguyên đá

Đức Thịnh Thứ sáu, ngày 02/09/2022 09:06 AM (GMT+7)
Tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi nhiều hội viên nông dân Hà Giang với tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cho thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.
Bình luận 0

Năng động làm giàu

Anh Sùng Diu Sì (dân tộc Mông ở thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang) là một trong những điển hình nông dân sản xuất kinh doanh ở địa phương. Hiện anh Sùng Diu Sì đang trồng 6ha cam đặc sản và nhãn, mỗi năm thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Anh Sùng Diu Sì cho biết: Trước năm 2000, gia đình anh còn là hộ khó khăn, các con còn nhỏ, thiếu sức lao động, không có vốn, kinh nghiệm sản xuất lạc hậu. Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; phong trào phát triển kinh tế VAC vườn rừng do Hội Nông dân tỉnh Hà Giang phát động, anh đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp, tập trung phát triển cây ăn quả như cam, nhãn...

gop/ Nông dân giỏi đưa ấm no về cao nguyên đá - Ảnh 1.

Mô hình trồng cây ăn quả của nông dân giỏi TP.Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Minh Ngọc

Từ một nông dân, bằng sự nỗ lực, cần cù, anh Chơ đã thoát nghèo và vinh dự trở thành 1 trong 4 nông dân tiêu biểu của huyện Đồng Văn được tôn vinh và nhận "Danh hiệu nhà nông xuất sắc tỉnh Hà Giang năm 2019".

Anh Sì cho biết: "Khi mới ươm trồng, tôi đã về các tỉnh miền xuôi học hỏi kinh nghiệm trồng cây cam Vinh, cam sành, nhãn miền Nam… và mua thêm cây giống về trồng". Đất không phụ công người, những cây ăn quả đặc sản đã bén rễ, đâm chồi, nảy lộc và bước đầu đậu quả.

Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường đối với quả nhãn, quả cam, từ năm 2014 trở lại đây anh Sì đã nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, thu hoạch, bảo quản tốt. Nhờ đó, vườn cây đặc sản của gia đình anh phát triển nhanh, không bị sâu bệnh, cho sản lượng quả ổn định và nâng cao thu nhập.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Sùng Diu Sì còn giúp đỡ cho trên 20 hộ dân trong và ngoài xã Vĩnh Phúc hơn 1.000 cành, cây giống; tận tình giúp đỡ bà con về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả. Đặc biệt gia đình anh còn tạo việc làm ổn định cho 8 lao động thường xuyên với mức thu nhập trung bình 30 triệu đồng/người/năm; thời điểm vào mùa thu hoạch số lao động của địa phương đến làm cho gia đình ông tăng lên trên 30 người. Nhờ đó, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc đã có bước tiến vượt bậc.

Cũng là điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh Hà Giang, anh Phùn Sùn Chòi (ở xã Xuân Minh, huyện Quang Bình) lại lựa chọn cây chè để phát triển kinh tế. Anh Phùn Sùn Chòi cho biết: Được Hội Nông dân hướng dẫn, hỗ trợ, năm 2013, anh Chòi đã thành lập HTX chè Minh Quang. Từ khi thành lập đến nay, mỗi năm, HTX đã thu mua khoảng 200 tấn chè tươi, sản xuất ra 6 loại chè khô, được các doanh nghiệp ở Thái Nguyên ký kết bao tiêu sản phẩm với tổng lợi nhuận đạt 250 triệu đồng/năm. HTX còn tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập ổn định.

gop/ Nông dân giỏi đưa ấm no về cao nguyên đá - Ảnh 3.

Ở vùng "cao nguyên đá" cũng có nhiều điển hình tiên tiến trong lĩnh vực kinh doanh. Đó là anh Sùng Pà Chơ (thôn Tả Lủng B, xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn). Anh Chơ chia sẻ: Là thành viên của HTX may mặc Minh Khai, nhà anh chuyên may trang phục dân tộc Mông, lúc nào cũng có 4 - 6 người làm việc thường xuyên với mức lương 6 - 7 triệu đồng/tháng. Do đầu ra ổn định, mỗi năm anh thu lãi khoảng 120 triệu đồng.

Đồng hành nhà nông

Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh Hà Giang trong 5 năm gần đây. Ông Trần Xuân Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Giang tâm đắc: Những tỷ phú "chân đất" ở cao nguyên đá Hà Giang giống nhau ở nghị lực vượt khó. Nông dân giỏi đã rất năng động, sáng tạo, tích cực tiếp cận cái mới và dám đầu tư lớn cho sản xuất.

Ông Trần Xuân Thủy cho biết: "Là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang luôn xác định thực hiện hiệu quả phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là động lực để nâng cao thu nhập cho hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở Hội cấp huyện, thành phố ký giao ước thi đua, xây dựng chỉ tiêu SXKD giỏi tổ và chức cho hội viên nông dân đăng ký thi đua".

Ông Trần Xuân Thủy nhấn mạnh: Trong 5 năm qua, dưới sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục được duy trì, phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Đến năm 2021, số hộ nông dân đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi ở Hà Giang là hơn 12.900 hộ. Nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, thu hút hàng chục, hàng trăm lao động, thu nhập đạt từ 100 triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã khuyến khích, động viên nông dân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 9.000 lượt hộ nông dân; giúp 5.000 hộ vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, thúc đẩy sự hình thành và liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tiêu biểu...  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem