Thứ sáu, 17/05/2024

Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định vừa ký công văn giữ rừng, chưa đầy 10 ngày thấy "mất rừng"

04/07/2022 6:30 PM (GMT+7)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký công văn yêu cầu giữ rừng nhưng chưa đầy 10 ngày, tại huyện Phù Mỹ lại phát hiện vụ phá, xâm chiếm đất rừng quy mô lớn với diện tích gần 12ha.

Mất rừng do buông lỏng quản lý thời gian dài!

Ngày 4/7, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã nắm được thông tin ban đầu về vụ lấn chiếm đất quy hoạch phát triển rừng và phá rừng trái pháp luật tại Khoảnh 2a, Tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ.

Từ nguồn tin từ báo chí, ngày 10-11/6, Hạt kiểm lâm huyện Phù Mỹ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra hiện trường tại Khoảnh 2a, tiểu khu 208, xã Mỹ Hiệp, phát hiện 11,51 ha cây keo lai, bạch đàn trồng trái phép trên đất quy hoạch phát triển rừng, cây keo lai trồng xen trong rừng tự nhiên chức năng phòng hộ.

Cây keo lai, bạch đàn trồng trên đất quy hoạch phát triển rừng với diện tích là 9,92 ha. Trong đó, cây trồng trên đất quy hoạch chức năng phòng hộ có diện tích là 0,50 ha (năm 2014 trồng 0,15 ha; năm 2018 trồng 0,35 ha); cây trồng trên đất quy hoạch chức năng sản xuất có diện tích là 9,42 ha (năm 2021 trồng 8,52 ha; năm 2020 trồng 0,90 ha). 

Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định vừa ký công văn giữ rừng, chưa đầy 10 ngày thấy 'mất rừng' - Ảnh 1.

Hiện trường gần 12ha đất rừng bị phá, xâm chiếm ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, trong đó có nhiều gốc cây lớn. Ảnh: DT.

Cây keo lai trồng xen trong rừng tự nhiên có diện tích là 1,59 ha (năm 2014 trồng 0,88 ha; năm 2021 trồng 0,71 ha); đối tượng đã chặt toàn bộ cây gỗ có đường kính gốc (sát mặt đất) từ 8-20cm, để lại cây gỗ lớn có đường kính ngang ngực từ trên 20cm và trồng xen cây keo lai vào. 

Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ Lê Văn Lịch khẳng định: "Diện tích đất quy hoạch phát triển rừng, rừng tự nhiên quy hoạch chức năng phòng hộ tại khoảnh 2a, tiểu khu 208 do UBND xã Mỹ Hiệp quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, UBND xã Mỹ Hiệp đã buông lỏng trong công tác tổ chức quản lý và bảo vệ đất rừng trong thời gian dài để các đối tượng lấn chiếm trồng cây trái phép".

Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định vừa ký công văn giữ rừng, chưa đầy 10 ngày thấy 'mất rừng' - Ảnh 2.

Cơ quan chức năng đang điều tra lấn chiếm phá rừng, lãnh đạo huyện Phù Mỹ nhận định đây là vụ việc phức tạp. Ảnh: DT.

Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định Lê Đức Sáu cho biết, về thông tin người dân nghi ngờ tố có cán bộ xã tham gia lấn chiếm đất rừng tại khoảnh 2a, tiểu khu 208, phía cơ quan có trách nhiệm đã tiếp nhận phản ánh, sẽ tiến hành điều tra, xác minh làm rõ và chưa có kết luận chính thức.

Chủ tịch huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch tỉnh

Trên giấy tờ, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã có rất nhiều chỉ đạo quyết liệt yêu cầu giữ rừng, thế nhưng thực tế tại tỉnh này, việc buông lỏng quản lý của cơ quan có trách nhiệm trong thời gian dài đã khiến mất rừng, đất rừng bị xâm chiếm. 

Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định vừa ký công văn giữ rừng, chưa đầy 10 ngày thấy 'mất rừng' - Ảnh 3.

Cây rừng bị phá "không thương tiếc" nằm ngổn ngang ở hiện trường xã Mỹ Hiệp. Ảnh: DT.

Ngày 1/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã ký văn bản số 2975/UBND-KT truyền đạt ý kiến Chủ tịch tỉnh Nguyễn Phi Long, yêu cầu chính quyền giữ rừng. 

Chủ tịch UBND các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nếu để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn mà không phát hiện và tổ chức ngăn chặn kịp thời. 

Như vậy, chưa đầy 10 ngày sau khi có công văn của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh thì huyện Phù Mỹ lại phát hiện vụ phá, xâm chiếm đất rừng quy mô lớn, với diện tích lên đến gần 12 ha.

Biết mất rừng nhưng cán bộ không báo cáo

Báo Dân Việt vừa đăng tải loạt bài phản ánh việc buông lỏng, vi phạm trong công tác quản lý đã khiến rừng ở huyện Vĩnh Thạnh bị "đầu độc", xâm chiếm không thương tiếc.

Những ngày đầu tháng 6/2022, đi dọc một số cánh rừng tự nhiên giáp ranh với đất sản xuất của người dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, rất dễ bắt gặp một số cây rừng chết bất thường.

Tiểu khu 124 xã Vĩnh Sơn là một trong nhiều tiểu khu trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh được Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (Công ty Sông Kôn) trồng các loại cây keo lai, sao đen để phục hồi rừng theo chủ trương của tỉnh Bình Định vào năm 2014, tổng diện tích 26 ha. UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý việc cấp kinh phí cho Công ty Sông Kôn trồng 26 ha rừng, với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua kiểm tra vào cuối năm 2021, cơ quan chức năng phát hiện đã có 14,86 ha đất rừng (diện tích không có rừng 5,19 ha) bị người dân phá, lấn chiếm. Công ty đã chuyển giao địa phương quản lý 5,7 ha và hiện chịu trách nhiệm đối với 9,16 ha đất rừng trồng bị lấn chiếm.

Nêu nguyên nhân chủ quan để xảy ra tình trạng phá, lấn chiếm gần 15 ha đất rừng với Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Ngọc Đạo – Chủ tịch Công ty Sông Kôn cho rằng, lực lượng quản lý mỏng, sợ mâu thuẫn với người dân nên ngay từ đầu đã không giải quyết dứt điểm việc lấn chiếm, trồng xen. Khi kiểm tra, mất một số cây cán bộ nghĩ không đáng kể nên không lập biên bản, thời gian kéo dài, không báo cáo hoặc báo cáo miệng cho phòng, không báo cáo bằng văn bản.

Vụ việc để người dân chặt phá, lấn chiếm đất rừng trồng do Công ty Sông Kôn quản lý đã được Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh yêu cầu Thanh tra tỉnh phối hợp, làm rõ đối tượng vi phạm, vị trí, diện tích để có cơ sở thu hồi theo quy định pháp luật.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.