Phân bón Cà Mau: Kiên định mục tiêu kiến tạo giá trị bền vững

PV Thứ năm, ngày 28/12/2023 10:51 AM (GMT+7)
Vượt qua nhiều thách thức và biến động lớn đến từ thị trường trong và ngoài nước, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt trong năm 2023 và xây dựng kế hoạch 2024 với nhiều lĩnh vực được quan tâm phát triển.
Bình luận 0

Vững vàng nội lực, vượt khó để phát triển

Năm 2023, Phân bón Cà Mau đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi giá nguyên liệu tăng, giá phân bón giảm, nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp, cạnh tranh quyết liệt với phân bón nhập khẩu.

Bằng nhiều nỗ lực, kiên định mục tiêu, Công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu theo kế hoạch năm cũng như kế hoạch quản trị trong nghị quyết của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Cụ thể, sản lượng sản xuất urê quy đổi ước đạt 954.000 tấn, NPK ước đạt 150.000 tấn, cùng tăng 3.000 tấn so với kế hoạch. PVCFC hoàn toàn tự chủ trong công tác bảo dưỡng tổng thể 2.652 hạng mục, có sản phẩm hoàn thành trước 25 giờ so với kế hoạch, triển khai hơn 20 đề án tối ưu hóa để tiết giảm tiêu hao, tối ưu năng suất thiết bị, máy móc, nâng công suất. Phân xưởng sản xuất NPK hoạt động ổn định, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, công suất đạt 87,1%.

Phân bón Cà Mau: Kiên định mục tiêu kiến tạo giá trị bền vững - Ảnh 1.

Tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2023 của Phân bón Cà Mau ước đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022.

Tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2023 của Phân bón Cà Mau ước đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 866.000 tấn. Đặc biệt, PVCFC đã xâm nhập và phát triển thành công thị trường NPK với sản lượng tiêu thụ trong năm ước đạt 160.000 tấn, bằng 192% so với năm 2022.

Năm 2023, Phân bón Cà Mau vừa đảm bảo cung ứng đủ sản lượng cho thị trường trong nước vừa tìm kiếm doanh thu từ xuất khẩu và kinh doanh quốc tế. Tính đến nay, sản phẩm của Phân bón Cà Mau đã có mặt tại khoảng 18 quốc gia trên thế giới, sản lượng xuất khẩu năm 2023 dự tính đạt 344 nghìn tấn, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng tiêu thụ, giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 136 triệu USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản phẩm phân bón. 

Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%. Bên cạnh đó, công ty thúc đẩy phát triển kinh doanh quốc tế và có sự hợp tác với các tập đoàn phân bón hoá chất hàng đầu trên thế giới và trong khu vực như Tập đoàn Vân Thiên Hóa, Yatex.

Bằng những nỗ lực không ngừng, sự linh hoạt  trong quản trị, vận hành đã giúp Phân bón Cà Mau đạt các chỉ số tài chính tốt trong năm 2023, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm với doanh thu ước đạt 13.572 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.031 tỷ đồng.

Phân bón Cà Mau: Kiên định mục tiêu kiến tạo giá trị bền vững - Ảnh 2.

Hiện sản phẩm của phân bón Cà Mau đã có mặt tại khoảng 18 quốc gia trên thế giới, sản lượng xuất khẩu năm 2023 dự tính đạt 344 nghìn tấn.

Kiên định kiến tạo giá trị bền vững trong giai đoạn tiếp theo

Với định hướng đóng góp phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững. Công ty vẫn đang kiên định mục tiêu và tìm kiếm nhiều giải pháp mới để phát triển. Dự án người nhân tạo đầu tiên của ngành nông nghiệp Việt Nam mang tên "Anh Hai Cà Mau" đã được ra đời, triển khai ứng dụng Martech trong truyền thông và xúc tiến bán hàng là lời khẳng định về một thương hiệu tiên phong của Phân bón Cà Mau.

Công ty cũng tăng cường ứng dụng công nghệ toàn diện vào mọi mặt, tiếp tục tìm kiếm năng lượng thay thế để tiết kiệm và giảm phát thải, nghiên cứu phát triển sản phẩm theo hướng hữu cơ vi sinh, đảm bảo vận hành ổn định, cung ứng đều đặn, nỗ lực bình ổn giá trị trường, duy trì gắn kết hệ thống đại lý phân phối rộng khắp, nhiều chính sách và hoạt động hướng đến nông dân các biện pháp thúc đẩy giảm phân bón hoá học trên đồng ruộng, chung tay ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng.

Phân bón Cà Mau: Kiên định mục tiêu kiến tạo giá trị bền vững - Ảnh 3.

Nông dân chia sẻ về kết quả rất tốt sau khi sử dụng Phân bón Cà Mau.

Hoạt động quản trị doanh nghiệp được đánh giá cao bởi các chuyên gia khi mới đây Phân bón Cà Mau nhận vinh danh 02 lần liên tiếp với Hội đồng quản trị cam kết thực hành tốt quản trị công ty của Viện thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) và Top 10 công ty quản trị tốt nhất (nhóm vốn hoá vừa) của sở Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh khuôn khổ pháp lý cải thiện liên tục và môi trường kinh doanh nhiều biến động, doanh nghiệp có chất lượng quản trị công ty tốt thường đạt được hiệu quả tài chính tốt hơn và được định giá cao.

Bước sang năm 2024 với nhiều mục tiêu phát triển, Phân bón Cà Mau vẫn kiên định kiến tạo  giá trị, phát triển bền vững hơn, thịnh vượng hơn. Theo đó, công ty tập trung nguồn lực ưu tiên triển khai 03 phạm vi tạo động lực phát triển bền vững là hoạt động đầu tư, xây dựng chiến lược phát triển bền vững (ESG) và Chuyển đổi số toàn diện, sâu rộng đến các hoạt động của Công ty.

Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá về Phân bón Cà Mau cho biết, bên cạnh hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh ấn tượng, Phân bón Cà Mau đã thực hiện được nhiều công việc mang tính chiến lược. Đó là việc triển khai mở rộng đầu tư phù hợp, đẩy mạnh củng cố các nền tảng kinh doanh và dịch chuyển mô hình kinh doanh tạo ra sự khác biệt.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem