Nuôi con biết tìm ăn lá cây dại chữa bệnh, một nông dân Hải Phòng khá giả hẳn lên

Thu Thủy Thứ tư, ngày 19/04/2023 12:46 PM (GMT+7)
Ông Vũ văn Ngước (65 tuổi) xóm 7, thôn Hùng Hưng, xã Đông Hưng (huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) đang sở hữu một đàn dê 45 con. Dê nuôi chăn thả, cho ăn tất cả các loại lá cây dại, kể các các lá cây có công dụng chữa bệnh cho chính con dê...
Bình luận 0

Nuôi dê suốt gần 20 năm ròng

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, xuất ngũ trở về địa phương ông Ngước lại tiếp tục công việc nhà nông. Quê ông chủ yếu là cấy lúa và trồng thuốc lào. Cuộc sống bấp bênh, chăm chỉ lắm cũng chỉ đủ ăn.

Ông Ngước không chịu ngồi yên một chỗ, ông xoay vần đủ hướng để phát triển kinh tế gia đình. Lúc đầu ông nuôi vịt đẻ, vịt thương phẩm suốt nhiều năm cũng là để tận dụng hạt thóc rơi vãi ngoài đồng. Đang nuôi yên ổn bỗng nhiên năm 2003, xuất hiện dịch H5N1, ông Ngước mất trắng đàn vịt, ông Ngước dã từ công việc chăn nuôi vịt từ đó.

Clip: Hàng ngày đàn dê được gia đình ông Ngước lùa ra đồng tự kiếm tìm thức ăn là cỏ, lá cây dại. Theo ông Ngước, con dê có thể ăn nhiều loại cỏ dại, lá cây, trong đó có những loại lá cây là phương thuốc phòng, chữa một số bệnh của con dê.  Video: Thu Thủy

Ông Ngước tập trung vào trồng cây thuốc lào và cấy lúa, tiếp tục tìm tòi cơ hội chuyển hướng làm ăn. Sẵn có kiến thức về nuôi và thuần dê núi từ khi còn trong quân ngũ. 

Năm 2005, ông Ngước lại mạnh dạn quyết tâm mua 7 con dê về nuôi thử. Thấy đàn dê thích nghi và phát triển tốt, ông Ngước rất mừng vì quê ông nhiều diện tích ruộng đang không cấy, bỏ cỏ. Đây chính là nguồn thức ăn hàng ngày của đàn dê, gia đình ông không phải mất tiền mua thức ăn cho chúng.

Nuôi con biết tìm cây chữa bệnh, thích ăn lá cây mọc hoang, nông dân Hải Phòng bỏ túi 100 triệu đồng/năm - Ảnh 2.

Đàn đê đang tự lang thang tìm thức ăn phù hợp với chúng. Ảnh: Thu Thủy

Hàng năm dê mẹ lại sản sinh ra những chú dê con, quanh quẩn vài năm ông Ngước đã có 1 đàn dê đông đúc. Có lúc đỉnh điểm, ông Ngước để nuôi đến trên 70 con dê lớn nhỏ. Số lượng dê ông Ngước xuất bán hàng năm tỉ lệ bằng với số lượng dê năm đó sinh ra.

"Nuôi dê theo cách của gia đình tôi thì chỉ cần đầu tư lứa đầu tiên, những năm tiếp theo khi dê sinh sản lên bán thu lời nhưng vốn còn nguyên không phải bỏ tiền tái đầu tư nữa" – ông Ngước chia sẻ.

Nuôi con biết tìm cây chữa bệnh, thích ăn lá cây mọc hoang, nông dân Hải Phòng bỏ túi 100 triệu đồng/năm - Ảnh 3.

Đàn dê miệt mài tìm thức ăn trên đồng. Ảnh: Thu Thủy

Theo ông Ngước, nuôi dê thả ngoài đồng ăn cỏ là để tận dụng những diện tích đồng ruộng không thể canh tác, người dân bỏ không lãng phí. Mà dê nuôi lại rất thích ăn cỏ và nhiều thứ cây mọc hoang như, sim, tầm bóp, xuyến chi… đặc biệt là lá xoan.

Nguồn thức ăn cho việc nuôi dê khá phong phú, mùa nào thứ đó, gia đình ông Ngước không bao giờ phải mất công đi đâu để tìm kiếm thức ăn mang về chuồng. Những con dê được ông Ngước mang về thuần nuôi chỉ thích ăn cỏ, cây dại mọc ngoài đồng. Tuyệt nhiên khi cắt về chuồng dê lại không ăn, chúng thích tự chọn thức ăn vẫn còn tươi trên cây

"Đàn dê của gia đình có khả năng tự tìm thức ăn để thích nghi với tình trạng sức khỏe. Khi mắc bệnh đi ngoài chúng tự tìm đến nơi có lá xoan ăn, tự chữa bệnh cho mình" – ông Ngước nói.

Cứ tằng tằng mà có tiền tiêu rủng rỉnh

Theo nhận định của ông Ngước, việc nuôi dê tại nhà không phải là quá khó, người nuôi chỉ mất chút công đi chăn hàng ngày. Tuy nhiên, nuôi thả dê vẫn nhàn hơn cả nuôi bò, bởi hàng ngày chỉ cần lùa đàn dê ra ngoài đồng 2 lần (sáng một lần, chiều một lần) mỗi lần khoảng 1,5 giờ là đàn dê nhà ông đã no nê. Khác hẳn với nuôi bò là phải chăn dắt chúng cả ngày ngoài đồng mưa nắng. Thời gian còn lại ông Ngước vẫn làm được nhiều việc khác của gia đình.

Nuôi con biết tìm cây chữa bệnh, thích ăn lá cây mọc hoang, nông dân Hải Phòng bỏ túi 100 triệu đồng/năm - Ảnh 4.

Các con trong gia đình cũng phụ giúp việc chăn nuôi với ông. Ảnh: Thu Thủy

Đàn dê của gia đình ông Ngước nuôi bằng cỏ hoàn toàn tự nhiên, vì vậy chất lượng thịt luôn đảm bảo thơm ngon, an toàn về mặt dinh dưỡng. Dê nuôi lớn đến đâu được đặt hàng hết tới đó, nhiều khi gia đình chẳng có dê để bán. Nhiều người ở xa hàng mấy chục km cũng "săn lùng" tìm tận nhà để mua.

Nuôi con biết tìm cây chữa bệnh, thích ăn lá cây mọc hoang, nông dân Hải Phòng bỏ túi 100 triệu đồng/năm - Ảnh 5.

Ông Ngước đang lùa đàn dê về chuồng khi chúng đã ăn no. Ảnh: Thu Thủy

Hiện, đàn dê nhà ông Ngước còn khoảng 45 con, trong đó có 14 con dê đẻ. Con dê cái cứ bình quân 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 1- 2 con. Dê con nuôi khoảng 5 – 6 tháng là được xuất chuồng. Với giá bán giao động từ 170 – 190 nghìn/ kg. Một năm, gia đình ông Ngước cũng thu nhập bình quân trong khoảng 100 triệu đồng.

Trao đổi cùng Dân Việt, anh Phạm Văn Dương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Hưng (huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) cho biết, mô hình nuôi dê của gia đình ông Ngước là mô hình khá phù hợp với khu vực nông thôn hiện nay. Nhiều diện tích đất nông nghiệp không cày cấy để không mọc cỏ sẽ là nguồn thức ăn vô tận của đàn dê nuôi. Gia đình ông Ngước là một trong những hộ đi đầu trong việc phát triển mô hình nuôi dê tại địa phương.

"Hội Nông dân xã Đông Hưng sẽ tổ chức cùng các hội viên đến thăm quan học tập thực tế mô hình nuôi dê của gia đình ông Ngước. Từ đó có thể nhân rộng thêm cho các hộ khác cùng phát triển" – anh Dương nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem