Thứ bảy, 04/05/2024

Ngành hải quan tăng cường cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu

08/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Các năm gần đây, triển vọng thương mại Việt Nam có sự tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, ngành hải quan đã tăng cường hoạt động cải cách hành chính, tạo thuận lợi hóa thương mại.

Thời gian gần đây, dù bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan. Theo đó, các hoạt động cải cách thủ tục hành chính hải quan cũng góp phần không nhỏ trong việc taọ "đòn bẩy" thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Tại Hội nghị Cải cách Hải quan và Triển vọng thương mại" do Bộ Tài chính và Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ (Dự án USAID TFP) đồng tổ chức đã diễn ra tại TP.HCM vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh các mục tiêu cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Từ đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi chính là "đòn bẩy" tạo thuận lợi cho doanh nghiệp góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút làn sóng đầu tư trước những biến động lớn trong chuỗi cung ứng và sản xuất sau đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, ông Bradley Bessire - Phó Giám đốc USAID Việt Nam cho biết, trong suốt hai thập kỷ qua, USAID đã hỗ trợ Việt Nam phát triển môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Những nỗ lực chung này đã giúp các thương nhân tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn và nâng cao sức cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Sự tham gia của khối doanh nghiệp đã và đang giữ vai trò quan trọng để tiếp nối những thành công. USAID trông đợi sẽ có thêm nhiều sự chung tay mạnh mẽ để tiếp tục nguồn động lực này.

Kể từ năm 2018, Dự án USAID TFP đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan tập trung vào việc hợp lý hóa các hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN), một thủ tục xuất nhập khẩu thiết yếu nhằm đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

Trong khi đó, ông Claudio Dordi - Giám đốc Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho biết, tính đến đầu năm 2020, số lượng hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành đã giảm khoảng 15%.

Theo ông Claudio Dorrdi, cam kết cải cách của Chính phủ Việt Nam được minh chứng bằng các kết quả đáng ghi nhận. Việt Nam đang trên đà thực hiện các cam kết trong hiệp định của WTO trước thời hạn, dự kiến sẽ tuân thủ đầy đủ vào cuối năm 2024.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Mai Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Giám đốc Ban Quản lý Dự án (PMU) cho biết, cùng với sự phát triển về thương mại, sự gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu, khối lượng công việc của cơ quan hải quan ngày càng tăng, đặt ra yêu cầu cho cơ quan hải quan phải kịp thời cải cách, đổi mới. Cơ quan hải quan phải nghiên cứu, áp dụng các hình thức quản lý mới với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, đồng thời vẫn thực hiện được những nhiệm vụ về quản lý, kiểm soát, ngăn chặn gian lận thương mại ngày càng tinh vi trong khi các nguồn lực đảm bảo cho thực thi nhiệm vụ có hạn.

Song song với đó, hải quan còn thực hiện những nhiệm vụ về quản lý, kiểm soát, ngăn chặn gian lận thương mại ngày càng tinh vi trong khi các nguồn lực đảm bảo cho thực thi nhiệm vụ có hạn. Tiếp tục nâng cấp hệ thống thông quan, giảm thời gian, bớt phiền hà cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, triển vọng thương mại Việt Nam cũng dựa trên những cam kết của các hiệp định thương mại đa phương và song phương sâu rộng và toàn diện. Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…

Theo Tổng cục Hải quan, các năm gần đây, triển vọng thương mại Việt Nam có sự tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất nhập khẩu. Theo thống kê, năm 2020, năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Trong 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC lần 3 - đây là lý do

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC lần 3 - đây là lý do

Do giá đấu thầu vàng quá cao khi giá vàng thế giới đang ở mức cao, phiên đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 3/5 chỉ có 1 đơn vị tham gia. Vì vậy, phiên đấu thầu thứ 3 này lại bị hủy như 2 lần trước.

Fed không hạ lãi suất, tỷ giá trong nước sẽ neo cao trong ngắn hạn

Fed không hạ lãi suất, tỷ giá trong nước sẽ neo cao trong ngắn hạn

Quyết định mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về việc giữ nguyên lãi suất cao sẽ tiếp tục tác động lên tỷ giá của đồng Việt Nam.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Bốn cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử vừa bị xử phạt trên 132 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Ngày 26.4, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.4 và 1.5.