Nam Định: Gái đảm đang nuôi gà ác, chim bồ câu lời 15 triệu/tháng

Phạm Anh Thứ bảy, ngày 14/03/2020 06:15 AM (GMT+7)
Mấy năm gần đây, chị Phạm Thị Vân (37 tuổi) ở xóm An Cường, xã Trực Cường, huyện Trực Ninh (Nam Định) đang nuôi hàng nghìn con gà ác và hàng trăm con chim bồ câu. Cứ nuôi đến đâu là bán hết tới đó, thậm chí nhiều thời điểm gia đình chị không có gà ác, chim bồ câu để bán.
Bình luận 0

Xuất thân từ một gia đình nông dân “chính hiệu”, từ thuở ấu thơ chị Vân đã gắn bó với ruộng, vườn, lợn, gà.. Sẵn cái “máu” nông nghiệp luôn “sùng sục” trong huyết quản, nên suốt những năm còn làm công nhân may ở Sài Gòn, chị đã ôm ấp ý tưởng về quê khởi nghiệp.

Sau khi kết hôn và vướng bận con nhỏ, thấy đất đai ở quê rộng mà sản xuất chưa hiệu quả, chị Phạm Thị Vân bàn bạc với chồng rồi quyết định ở quê lập nghiệp.

img

Vào thời điểm này gia đình chị Phạm Thị Vân ở xã Trực Cường không có đủ gà ác để bán.

Chị Vân cho biết, trước đây chị cũng từng nuôi gà, lợn, ngan, ngỗng... nhưng thu nhập bấp bênh do bệnh dịch và mất giá. Cách đây 2 năm, chị biết và nuôi gà ác như một sự sắp đặt sẵn, mọi thứ đến với chị đều tình cờ. Từ đó, chị dành cả tâm huyết, sức lực của mình để chăm sóc đàn gà ác. Đến nay, chị nuôi hàng ngìn con gà ác, mỗi tháng xuất bán gần 1.000 con gà ác thịt thương phẩm, thu nhập gia đình chị ổn định hơn nhiều.

Thời gian đầu, chị Vân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nuôi và chăm sóc gà ác. Vì gà ác thuần chủng không hợp khí hậu miền Bắc, mùa đông rất dễ bị bệnh và chết. Không chỉ thế, loại gà ác này phải tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ thì chúng mới phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, vào mùa đông, chị Vân cho biết người nuôi loài gà ác cần vệ sinh chuồng trại tránh ẩm ướt, không để gió lùa và phải thắp bóng sưởi.

img

Gà ác xưa nay được coi là giống gà quý, có nhiểu tác dụng đối với sức khỏe con người đã được kiểm chứng như: bổ dương, ích khí huyết, giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi, thận...rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh..Đặc biệt là có chất carnosine giúp cho hệ miễn dịch của con người chống lại được sự xâm nhập của nhiều loại bệnh.

Theo chị Vân, gà ác là loài vật nuôi “dễ tính”, có nhiều ưu điểm hơn so với các loài vật nuôi khác, lại có giá trị kinh tế cao. Theo đông y thịt gà ác ăn ngon nhất, chất bổ dưỡng tinh túy nhất là vào thời điểm chúng được nuôi từ 4 - 6 tuần tuổi. Khi ấy gà đạt từ 300 - 400gram/con. Thời gian nuôi gà ác ngắn nên tỷ lệ rủi ro thấp, ít chi phí đầu tư cho ăn, do gà “nhỏ con” nên cũng giảm mức đầu tư chuồng trại.

“Đây là giống gà quý nhưng lại rất dễ nuôi, ít bệnh tật, thời gian nuôi rất ngắn chỉ khoảng 40 ngày là đạt trọng lượng 300-400g . Trung bình, mỗi tháng gia đình tôi xuất bán trên dưới 1.000 con gà ác, loại từ 300g cho đến 1kg với giá là 100.000 đồng/kg. Sau khi hết các chi phí như thức ăn, tiền giống, thuốc... thì mỗi tháng gia đình tôi lời hơn 10 triệu đồng”- chị Vân tiết lộ.

Theo tính toán của chị Vân, nuôi giống gà ác này thì hiệu quả kinh tế hơn hẳn các loại gà khác, do thời gian nuôi ngắn, tỉ lệ hao hụt thấp và có giá bán cao. Trung bình, sau khi nuôi khoảng 40-45 ngày, gà đạt trọng lượng từ 300-400g, trừ hết tất cả các loại chi phí mỗi con gà ác cho lãi khoảng 10.000 đồng.

img

Những ngày gần đây, gia đình chị Vân đang liên tục vào thêm gà ác giống mới đủ cung cấp gà ác thịt thương phẩm cho thị trường.

Chị Phạm Thị Vân cho hay, từ khi chuyển sang nuôi gà ác chưa bao giờ phải chịu cảnh mất giá hay ế ẩm, có bao nhiêu cũng có người đến tận nhà mua hết. Đặc biệt thịt gà ác là có chất carnosine giúp cho hệ miễn dịch của con người chống lại được sự xâm nhập của nhiều loại bệnh...

Chính vì thế mà từ khi có dịch covit 19 nhu cầu về loại gà ác này tăng mạnh, khiến gia đình chị không có đủ hàng để bán.“Hiện nhu cầu về gà ác thuần chủng là rất lớn nên thời gian sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng thêm chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi”, chị Vân thông tin thêm.

Chị Vân cho biết thêm, gà ác thường xuất bán khi trọng lượng trung bình đạt từ 0,3-0,7kg/con do vậy, thời gian nuôi sẽ ngắn mà người tiêu dùng muốn gà ăn chắc thịt, thơm ngon thì bắt buộc người nuôi phải chuyển hướng sang nuôi gà ác hữu cơ.

img

Trung bình, mỗi tháng chị Vân xuất bán ra thị trường trên dưới 80 cặp chim non, với giá 120 ngàn đồng/cặp

Đây là phương pháp nuôi gà ác chị đã áp dụng trong 2 năm trở lại đây. Nuôi gà ác hữu cơ ngoài điều kiện chuồng trại đảm bảo như trên thì thức ăn cho gà cũng phải thay đổi từ cám công nghiệp sang các loại thức ăn dễ tiêu nhưng bổ dưỡng và có nguồn gốc tự nhiwwn như ngô, bột cá, bã đậu.

So với trước đây nuôi gà ác công nghiệp, chị Vân thấy gà ác nuôi theo hướng hữu cơ có nhiều lợi thế hơn: Gà ít khi bị bệnh, tăng trọng tuy không nhanh nhưng rất chắc con, thịt thơm ngon, không bị nhũn, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ngoài nuôi gà ác, gia đình chị Vân đang nuôi 150 cặp bồ câu sinh sản, mỗi tháng xuất bán trên dưới 80 cặp chim ra ràng. Từ nuôi gà ác thương và nuôi chim bồ câu sinh sản mà mỗi tháng chị Trang có thu nhập hơn 15 triệu đồng. Đây là mô hình chi phí đầu tư ban đầu thấp, dễ nuôi và phù hợp với chị em phụ nữ trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem