Một xã của tỉnh Hải Dương nuôi loài cá được coi như thần dược, rất tốt cho các bệnh của phụ nữ

Long Thủy - P.V Thứ bảy, ngày 01/04/2023 13:57 PM (GMT+7)
Xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương) muốn xây dựng cá chép, một loại cá có tác dụng hỗ trợ quá trình lợi tiểu, giúp cơ thể chữa được bệnh khi kết lạnh, bình phổi thông sữa, hoặc làm sạch đường tiêu hoá thành sản phẩm OCOP.
Bình luận 0

Cá chép Hưng Đạo có gì đặc biệt?

Xã Hưng Đạo nằm ở điểm hội tụ của 6 con sông lớn, gồm các sông: Thương, Thái Bình, Lục Nam, Cầu, Kinh Thầy và Đuống, theo lời kể của một số người cao tuổi trong xã, trước đây địa phương có đặc sản cá chép gù thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khoảng 20 năm về trước, cá chép gù đã không còn hoặc còn rất ít, nhiều người luyến tiếc khi đặc sản nổi tiếng của địa phương đã bị mất.

Xã Hưng Đạo nằm ở vùng trũng, lũ tiểu mãn thường đổ về từ cuối tháng 5 khiến các cánh đồng mênh mông nước nên người dân không thể cấy được 2 vụ lúa. Thay vào đó, nhiều hộ đã chuyển sang cấy 1 vụ lúa, 1 vụ nuôi cá. 

Khai thác ưu đãi thiên nhiên ban tặng, ông Phạm Khắc Đoàn (ở thôn Vạn Yên) đã thuê 120 ha ruộng ở khu cánh đồng Bãi Kiếp nuôi cá vào mùa nước lũ và thấy rõ hiệu quả của việc chuyển đổi. Sau khi thu hoạch lúa xuân, ông Đoàn để nguyên gốc rạ để lúa lại tiếp tục phát triển. Lúc này lũ tiểu mãn kéo về khiến cánh đồng mênh mông nước. Ông Đoàn mua cá trắm, chép, mè… loại từ 1 kg/con trở lên về thả để chúng ăn thức ăn đang có trong cánh đồng. 

Một xã của tỉnh Hải Dương nuôi loài cá được coi như thần dược, rất tốt cho các bệnh của phụ nữ - Ảnh 1.

Do được nuôi thả tự nhiên nên cá chép Hưng Đạo có giá cao hơn và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ở đây nguồn nước ra vào liên tục, nhiều thức ăn nên cá được nuôi hoàn toàn tự nhiên. Khi có nước lên xuống, ông Đoàn  mở cống để cá ngoài sông có thể vào đồng. “Vì được nuôi tự nhiên nên cá nhanh lớn, khỏe mạnh, ít bị bệnh”, ông Đoàn nói.

Là người đã được thưởng thức đặc sản cá chép gù, ông Trần Văn Điện (ở thôn Vạn Yên) so sánh, cá chép được nuôi ở các vùng bãi của Hưng Đạo hiện có chất lượng gần như cá chép gù trước đây. Cá chép gù thịt dai và thơm ngon. Cá chép nuôi tại đây hiện nay cũng có nhiều đặc điểm giống cá chép gù. Ông Điện cho biết: “Cá chép nuôi ở cánh đồng Hưng Đạo không khác gì cá tự nhiên. Tuy giá bán cá khá cao, từ 6-7 kg/con có giá 150.000 đồng/kg, cá nhỏ hơn giá cũng thấp hơn, song vẫn cao hơn từ 25.000-40.000 đồng/kg so với cá nuôi trong ao, nhưng chất lượng cá rất đáng để thưởng thức".

Xã Hưng Đạo có trên 300 ha nuôi thủy sản, trong đó chỉ có khoảng 20 ha ao trong các khu dân cư, còn lại nằm ở các khu đồng Bãi Kiếp, Cỏ Gừng và Sậu. Để đưa cá chép thành sản phẩm OCOP đặc trưng, tháng 5/2022, xã đã thành lập HTX Nuôi thủy sản Hưng Đạo gồm 20 thành viên với diện tích nuôi 280 ha. Địa phương có kế hoạch tiếp tục chuyển một số diện tích sang chuyên nuôi thủy sản để tạo nguồn sản phẩm ổn định cung cấp ra thị trường.

Một xã của tỉnh Hải Dương nuôi loài cá được coi như thần dược, rất tốt cho các bệnh của phụ nữ - Ảnh 2.

Theo Đông y, cá chép có tác dụng hỗ trợ quá trình lợi tiểu, giúp cơ thể chữa được bệnh khi kết lạnh, bình phổi thông sữa, hoặc làm sạch đường tiêu hoá.

Công dụng của cá chép

Cá chép hay còn gọi Lý ngư thuộc loại cá nước ngọt được sử dụng khá phổ biến. Đầu cá, thịt cá, vây cá đều được sử dụng như các vị thuốc quý. Theo Đông y, cá chép có tác dụng hỗ trợ quá trình lợi tiểu, giúp cơ thể chữa được bệnh khi kết lạnh, bình phổi thông sữa, hoặc làm sạch đường tiêu hoá. Hơn nữa, cá chép còn có tác dụng giúp bài tiết và trừ khử tà độc sưng tấy. Không những thế cá chép còn được coi như món ăn thần dược chữa các bệnh của phụ nữ.

Thịt cá chép có khí bình, có vị cam, không có chứa độc tố. Thịt cá giúp hỗ trợ chữa trị được các chứng cước khí chứng hoàng đản. Mắt cá chép được sử dụng để đắp lên vết thương hở có kết quả điều trị khá tốt. Xương cá chép được sử dụng để chữa trị chứng xích bạch đới ở phụ nữ hoặc khi bị chứng âm sang và hết quả điều trị rất hiệu quả.

Não cá chép được sử dụng để điều trị các chứng bệnh kinh giản. Những người lãng thai có thể sử dụng món cháo cá chép để cải thiện tình trạng này. Kết quả cho thấy chỉ sau vài ngày sử dụng.

Ruột cá chép chữa các vết lở loét, thối tai do nhiễm trùng, chứng trĩ, chứng nhọt rò. Sử dụng ruột cá chép thêm vào một chút rượu trắng có độ cồn cao thì càng tốt, sau đó nướng chín bọc vải bông mềm và đắp cho người mắc bệnh. Răng cá chép có thể sử dụng để chữa chứng sỏi thận, giúp cải thiện tốt căn bệnh sỏi thận một cách nhanh chóng.

Mật cá chép có vị đắng, tính hàn, và không gây ra các độc chất cho người sử dụng. Sử dụng mật cá chép còn giúp chữa được các bệnh như đau mắt đỏ vì nóng trong người, mắt đau hoặc mắt bị mờ hoặc bị thanh manh.

Mỡ cá chép có thể sử dụng để nấu thay cho dầu ăn để chữa trị các chứng bệnh của trẻ em chẳng hạn như lên cơn giật kinh phong.

Phụ nữ mang thai sử dụng có tác dụng giúp dưỡng thai, an thai. Và đối với người bình thường thì sử dụng cá chép có tác dụng bổ máu.

Tác dụng chính của cá chép giúp bổ máu và tăng cường sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị tốt các căn bệnh như: liệt dương, chữa rong kinh, chữa băng huyết, thông sữa bổ huyết và an thai cho phụ nữ, trẻ con bị tắt tiếng không nuốt được, hoặc phù nề vàng da, viêm phế quản cấp tính...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem