Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới

Tuấn Vũ Thứ hai, ngày 01/04/2024 06:54 AM (GMT+7)
Chuyến đi Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) lần này, chúng tôi cảm thấy thú vị và ngỡ ngàng khi đến thăm một bản làng nhỏ bé nhưng sở hữu rất nhiều chất liệu để khám phá và trải nghiệm: Bản văn hóa du lịch cộng đồng Giộc Sâu, xã Ngọc Khê.
Bình luận 0

Các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nổi tiếng là vùng đất của những cảnh sắc sơn thuỷ hữu tình, nhưng mỗi nơi một vẻ, mang tới một cảm nhận khác nhau trong lòng du khách mỗi khi đặt chân tới. 

Mù Cang Chải (Yên Bái) nổi bật với vẻ đẹp gấm vóc của những thửa ruộng bậc thang; Mộc Châu (Sơn La) là thiên đường của hoa mận, hoa cải trắng. Nếu Đồng Văn, Lũng Cú, Mèo Vạc (Hà Giang) là khung cảnh hùng vĩ của núi đá thì Trùng Khánh (Cao Bằng) lại mang vẻ đẹp hài hòa của non nước hữu tình. 

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 1.

Bản văn hóa du lịch cộng đồng Giộc Sâu, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuấn Vũ

Chuyến đi Trùng Khánh (Cao Bằng) lần này, chúng tôi cảm thấy thú vị và ngỡ ngàng khi đến thăm một bản làng nhỏ bé nhưng sở hữu rất nhiều chất liệu để khám phá và trải nghiệm: Bản văn hóa du lịch cộng đồng Giộc Sâu, thuộc xã Ngọc Khê.

Bản Giộc Sâu có 111 hộ dân và 100% số hộ là người dân tộc Tày. Cảnh quan nơi đây có vẻ đẹp lãng mạn, bình yên hiếm nơi nào có được, với sông nước, hang động, nhà đá cổ, mương phai, rừng vầu, ruộng thuốc lá...

Người Tày ở đây vẫn gìn giữ những nếp nhà xưa và sinh hoạt văn hoá văn nghệ theo phong tục tập quán truyền thống, với đàn Tính, hát Then, trò chơi Lày Cỏ...

Có dịp tìm hiểu Bản văn hoá du lịch cộng đồng Giộc Sâu, chúng tôi càng bất ngờ hơn khi được biết, mục đích người dân nơi đây phát triển du lịch cộng đồng cũng vừa cải thiện sinh kế, vừa nhằm bảo tồn loài vượn Cao Vít quý hiếm thứ 2 trên thế giới, đang được xếp vào nhóm linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 2.

Người dân bản Giộc Sâu trồng tam giác mạch xen lẫn những thửa ruộng ngô. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 3.

Ở đây có sông Quây Sơn ôm ấp bản làng nhỏ. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 4.

Nếp nhà sàn đặc trưng của người Tày ở Giộc Sâu với ngói âm dương, sàn trên để sinh hoạt còn bên dưới để nông cụ và bên cạnh là nơi nuôi nhốt gia súc. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 5.

Nhà đá cổ với những mảng tường đá mang đậm chất liệu văn hóa dân tộc Tày Cao Bằng. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 6.

Làng văn hoá du lịch cộng đồng bản Giộc Sâu đã được phủ sóng điện thoại, internet... Khi địa phương vận động triển khai xây dựng nông thôn mới, nhiều hộ gia đình đã hiến đất, đóng góp tiền mặt, cát, đá, sỏi và ngày công để làm đường nội đồng và đường trục xã. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 7.

Những ngôi nhà tường đá giản dị, bình yên ở Giộc Sâu. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 8.

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 9.

Du khách chụp ảnh bên rừng vầu đẹp như trong phim. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 10.

Đội văn nghệ của bản Giộc Sâu đẹp như những đóa hoa rừng. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 11.

Các cô gái Tày trong trang phục dân tộc biểu diễn tiết mục văn nghệ với cây đàn Tính. Ảnh: Tuán Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 12.

Trải nghiệm làm bánh Trời, tiếng Tày gọi là bánh Vả. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 13.

Du khách thưởng thức bữa ăn đậm chất cây nhà lá vườn cùng người dân bản địa, cuối bữa sẽ là những màn Lày Cỏ độc đáo, thú vị. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 14.

Khi đến đây, du khách sẽ có dịp tham gia một tour thăm hang Thon để góp một phần kinh phí nhỏ vào dự án bảo tồn loài vượn Cao Vít quý hiếm thứ hai thế giới. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 15.

Lối vào hang Thon vẫn còn rất nguyên sơ. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 16.

Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm dưới ánh nắng xuyên vào bên trong hang. Ảnh: Tuấn Vũ

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 17.

Nghỉ chân ngắm thung lũng của bản làng. Đây cũng là nơi người dân ở bản Giộc Sâu tổ chức lễ gọi hồn Trâu vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch. Ảnh: Tuấn Vũ

Vượn Cao Vít (hay còn gọi vượn mào đen Đông Bắc), tên khoa học là Nomascus nasutus. Đây là loài vượn hiếm thứ hai trên thế giới và thuộc danh sách 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.

Hiện loài này chỉ còn ở Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao vVt tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và vùng rừng liền kề thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia Bang Lượng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. 

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 18.

Vượn Cao Vít đực toàn thân màu đen và có chỏm mào trên đỉnh đầu. Ảnh: Nguyễn Đức Thọ/ Fauna & Flora.

Theo Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) tại Việt Nam, loài vượn Cao Vít phân bố ở khu rừng nhỏ biên giới Việt - Trung với số lượng 74 con. 

Loài vượn Cao Vít  được ghi nhận ở Việt Nam từ năm 1884, và đến năm 1965 thu được 3 tiêu bản ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Sau đó loài vượn này được coi là tuyệt chủng cho đến khi được Tổ chức FFI tái phát hiện vào năm 2002.

Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện một quần thể với khoảng 26 cá thể còn tồn tại trong khu rừng nhỏ, thuộc 2 xã Phong Nậm và Ngọc Khê (huyện Trùng Khánh). Nhằm bảo tồn loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm này, tỉnh Cao Bằng đã thành lập Dự án bảo tồn vượn Cao Vít với sự tài trợ của FFI, hoạt động từ tháng 3/2004 đến nay và thành lập Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít từ năm 2007.

Một làng nhỏ ở Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn loài vượn quý hiếm thứ 2 thế giới- Ảnh 19.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh. Ảnh: Nguyễn Đức Thọ

Bên cạnh đó, dự án cũng đã hỗ trợ địa phương thành lập 2 tổ tuần tra rừng cộng đồng thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, giám sát đa dạng sinh học; triển khai các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn loài vượn cho học sinh và cộng đồng dân cư địa phương; hỗ trợ người dân có những giải pháp bền vững trong cải thiện sinh kế, qua đó góp phần bảo vệ, phát triển khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem