Thứ hai, 03/06/2024

Mới có 24,5% lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ

XM

15/05/2022 5:00 AM (GMT+7)

Giáo dục nghề nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng GDP cho đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam hiện có 98 triệu dân, 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ.

Mới có 24,5% lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ - Ảnh 1.

Các trường cao đẳng, trung cấp đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh. Ảnh: TTXVN.

Liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp, ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2239 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu của Chiến lược là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

Đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

Theo báo cáo từ Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Việt Nam hiện có 98 triệu dân, 55 triệu lao động nhưng chỉ 64,5% qua đào tạo, trong đó 24,5% có bằng cấp chứng chỉ; tuyển sinh trong giáo dục nghề nghiệp chỉ đạt khoảng 2,2 triệu người/năm, còn quá thấp so với nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề đặc biệt là kỹ năng nghề cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Theo các chuyên gia lao động, hiện nay kỹ thuật, kỹ năng hành vi và các kỹ năng mềm khác của lao động Việt Nam còn yếu. Năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế; các điều kiện đảm bảo chất lượng còn thấp. Bên cạnh đó, theo phản ánh của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn than khó trong công tác giáo dục văn hóa cho học sinh trường nghề.

Trong bối cảnh bình thường mới, hiện giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều thách thức, nhất là khi các trường đại học đang mở cửa đón thí sinh; các cụm, tuyến khu công nghiệp phát triển, thu hút lực lượng lao động trẻ đến làm việc mà chưa qua đào tạo nghề; việc sắp xếp, sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách… ảnh hưởng đến công tác giáo dục nghề nghiệp.

Do đó, theo các trường cao đẳng, trung cấp, cần có sự liên kết đào tạo nghề giữa các địa phương; tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, tổ chức phân luồng học sinh bậc THCS, tăng ngân sách dành cho giáo dục nghề nghiệp, tổ chức các hội thảo về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, thậm chí các tỉnh cần thành lập Hội đồng giáo dục nghề nghiệp để tham mưu lãnh đạo tỉnh thực hiện tốt công tác giáo dục nghề nghiệp.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, giai đoạn tới, giáo dục nghề nghiệp vừa phải đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm; vừa đào tạo phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động (đặc biệt là ở nông thôn), vừa đào tạo lại cho người lao động trong doanh nghiệp để thích ứng với sự thay đổi, dưới tác động của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tích hợp phát triển du lịch nông nghiệp: Hai là một - Một của hai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tích hợp phát triển du lịch nông nghiệp: Hai là một - Một của hai

Chúng ta nên có một tư duy mới về du lịch nông nghiệp, đó là sức sống của cộng đồng, là bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.