Thứ bảy, 18/05/2024

Mở rộng không gian phát triển du lịch

04/08/2023 1:00 PM (GMT+7)

Hà Nội mở rộng địa giới hành chính đã tạo cơ hội cho ngành du lịch khai thác nét đẹp thiên nhiên, văn hóa xây dựng tour mới, qua đó nâng tầm cao, vị thế mới cho du lịch Thủ đô.

Đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho người dân và địa phương. Đó là những chia sẻ của Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang khi nói về những lợi ích mà việc mở rộng địa giới hành chính mang lại cho ngành du lịch.

Kết hợp hài hòa văn hóa Thăng Long và Xứ Đoài

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội hiện nay đã ôm trọn trong mình thế mạnh của cả 2 vùng đất “địa linh nhân kiệt” đó là Thăng Long và Xứ Đoài tạo nên tầm cao, vị thế mới cho du lịch Thủ đô. Trong thời gian qua du lịch Hà Nội đã khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch thiên nhiên, văn hóa qua đó xây dựng 136 khu, điểm du lịch đón khách tham quan, du lịch. Tính đến nay, UBND TP Hà Nội đã công nhận 32 điểm du lịch, khu du lịch cấp TP.

Mở rộng không gian phát triển du lịch - Ảnh 1.

Du khách quốc tế thăm quan làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Thời gian qua, thông qua hoạt động đầu tư nhiều sản phẩm du lịch đã trở thành một trong những địa điểm thăm quan, vui chơi giải trí không thể thiếu của người dân Thủ đô mỗi dịp cuối tuần. Cụ thể Khu nghỉ dưỡng Asean Resort; Glory Resort; Khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng Tuần Châu – Quốc Oai; Khu vui chơi, nghỉ dưỡng Sky Lake and Golf Club Resort, Family Resort, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam…

Cùng với đó, Hà Nội còn có sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch làng cổ, du lịch kết nối giữa phố nghề và làng nghề truyền thống như: thăm quan du lịch làng cổ Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương; Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái; Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ,

Có thể nói, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã phát triển loại hình sản phẩm du lịch tăng trưởng, phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và cơ cấu khách du lịch tạo nên tầm vóc, diện mạo mới cho du lịch Thủ đô.

Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng, có kết nối chặt chẽ, mật thiết với các ngành kinh tế khác, cũng như có vai trò kết nối kinh tế - xã hội các địa phương trong khu vực và cả nước. Do đó, phát triển du lịch sẽ thúc đẩy các ngành lĩnh vực khác như lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải, tiêu dùng, y tế… tăng tốc. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch quốc tế còn giúp củng cố và phát triển quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

Đối với cộng đồng dân cư, du lịch mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, cải thiện đời sống. Có thể nhận thấy khá rõ du lịch mang đến cơ hội nghề nghiệp cho người dân tại các địa điểm thăm quan, người dân có thể lựa chọn kinh doanh các loại hình du lịch như lưu trú, vận chuyển, ăn uống… Điều này tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm để ổn định đời sống ngay tại địa phương, không cần đi xa để lập nghiệp.

Bên cạnh đó, phát triển du lịch còn thúc đẩy, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các vùng miền trong nước. Đồng thời còn có tác dụng bảo tồn các di sản văn hóa, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Ngành du lịch cũng góp phần giảm đô thị hóa bằng cách giúp tái cân bằng phân bố dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng từ thành thị đến nông thôn trong quá trình phát triển du lịch.

Thu hút du khách với những sản phẩm độc đáo

Ngành Du lịch Thủ đô luôn giữ quan điểm phát triển Du lịch Thủ đô phải khai thác được những tiềm năng, lợi thế vốn có nhưng vẫn gìn giữ, phát huy được những giá trị văn hóa, xã hội, bản sắc riêng có của Thủ đô.

Vì vậy, thời gian tới Du lịch Thủ đô sẽ tập trung xây dựng thể chế, chính sách phù hợp, đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn tới.

Trước mắt, phối hợp với các ngành xây dựng, hoàn thiện các Quy hoạch TP trong đó tích hợp đầy đủ, chuyên sâu các nội dung liên quan đến quy hoạch du lịch. Tiếp tục nghiên cứu, thúc đẩy thí điểm mô hình hợp tác công – tư trong quản lý, vận hành điểm du lịch; Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm Hà Nội.

Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng, năng lực lực lượng lao động du lịch, cộng đồng dân cư làm du lịch bởi đây là lực lượng thực hiện trực tiếp các hoạt động của ngành du lịch. Cụ thể, Sở Du lịch tập trung triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, thái độ, tác phong qua đó xây dựng đội ngũ làm du lịch thực sự chuyên nghiệp.

Nhằm thu hút du khách nhất là khách quốc tế, Sở Du lịch khuyến khích DN khai thác chất liệu văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống làm nền tảng phát triển sản phẩm du lịch.

Thực tế cho thấy, nhiều đơn vị lữ hành, điểm đến đã xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa trải nghiệm tạo được tiếng vang, thương hiệu riêng như tour đêm “Giải mã Hoàng Thành” của Hoàng Thành Thăng Long, sản phẩm “Đêm Thiêng liêng” của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò… Trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tiếp tục đẩy mạnh, phát triển các sản phẩm du lịch tương tự như thế này, qua đó bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa Thủ đô theo một cách riêng, mới mẻ, cuốn hút.

Với mục tiêu tiếp tục khẳng định Hà Nội là điểm đến "An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn", Sở Du lịch Hà Nội cũng sẽ tập trung nguồn lực hình thành phát triển các nhóm sản phẩm du lịch thực sự chuyên nghiệp, hấp dẫn, có lợi thế, tiềm năng để phát triển đột phá.

Cụ thể du lịch Hà Nội sẽ xây dựng tour du lịch văn hóa; du lịch MICE; du lịch nông nghiệp nông thôn; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đêm, gia tăng các nhóm sản phẩm du lịch truyền thống, ẩm thực, mua sắm tại các khu, điểm du lịch, tuyến phố đi bộ.

Giai đoạn 2011 - 2022, dịch vụ du lịch của Hà Nội tăng bình quân 6,77%/năm - cao hơn bình quân chung là 6,67%. Năm 2022, dịch vụ phục hồi tăng mạnh (đạt 10,06%).

6 tháng đầu năm 2023, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 12,33 triệu lượt, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 42%, tiếp tục khẳng định đà phục hồi, mức tăng đạt 7,54% - gấp 1,26 lần mức tăng chung của GRDP (5,97%). Trong đó, khách quốc tế 2,03 triệu lượt, tăng 7 lần; khách nội địa 10,3 triệu lượt, tăng 22,6%.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 44,88 nghìn tỷ đồng, tăng 74,3%; công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn đạt 61,1%, tăng 31,1 điểm phần trăm.

Dự kiến, năm 2023 Hà Nội thu hút trên 22 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế trên 3 triệu lượt).

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Quảng cáo mỹ phẩm trái phép tại 'đại hội da liễu spa'

Quảng cáo mỹ phẩm trái phép tại 'đại hội da liễu spa'

Một công ty đã tự ý tổ chức "đại hội da liễu" để quảng bá mỹ phẩm trái phép dù công ty không được cấp phép để tổ chức.

Hơn 1.700 xe sang Mercedes ở Việt Nam phải triệu hồi

Hơn 1.700 xe sang Mercedes ở Việt Nam phải triệu hồi

Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) đang tiến hành triệu hồi nhiều dòng sản phẩm do 2 vấn đề riêng biệt liên quan tới hộp cầu chì và cụm bơm nhiên liệu, theo thông tin từ Cục Đăng kiểm.

6 ngân hàng ngoại đồng loạt cho công ty tài chính của EVN vay

6 ngân hàng ngoại đồng loạt cho công ty tài chính của EVN vay

EVNFinance, công ty tài chính thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, vừa ký kết gói vay hợp vốn trị giá 65 triệu USD với 6 ngân hàng hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc).

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.