Thứ sáu, 26/04/2024

Lý do kinh tế TP.HCM tăng trưởng vượt bậc trong quý II

01/06/2023 8:56 PM (GMT+7)

Chiều 1/6, tại cuộc họp báo thường kỳ thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, ông Trần Phước Tường - Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM - đã chia sẻ các yếu tố quyết định tình hình tăng trưởng kinh tế quý II đạt kết quả khả quan.

Ông Tường cho biết, tốc độ tăng trưởng quý II đạt 5,87%, tăng 5,73% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,16%, công nghiệp, xây dựng tăng 4,77%, dịch vụ tăng 7,16%. Qua đó đưa tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm của TP.HCM ước tăng 3,55%, cao hơn 1,47 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022.

Phân tích nguyên nhân của sự tăng trưởng trên, ông Trần Phước Tường cho hay, cả 3 tháng đầu năm sản xuất công nghiệp, xây dựng đều tăng trưởng âm, nhưng qua tháng 4 đã có dấu hiệu tăng trưởng khá. Tính chung 5 tháng đầu năm, công nghiệp thành phố ước tăng 1,51%, tăng 5,45% so với cùng kỳ, góp thêm nguồn lực vào việc phục hồi kinh tế.

Lý do kinh tế TP.HCM tăng trưởng vượt bậc trong quý II - Ảnh 1.

Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM Trần Phước Tường. Ảnh: Ngô Tùng.

Lãnh đạo Cục Thống kê thành phố nói thêm, sau đại dịch, việc mua bán qua kênh thương mại điện tử tăng trưởng rất tốt. Điều này cũng lý giải cho việc tại sao một số trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm thời gian qua khá thưa vắng. 

Mặt khác có thông tin các chuỗi bán lẻ như Vạn Hạnh Mall hay Aeon đang có chủ trương tiếp tục đầu tư mở rộng một số cơ sở để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng của người dân.

Lý do kinh tế TP.HCM tăng trưởng vượt bậc trong quý II - Ảnh 2.

Kinh tế TPHCM quý II đạt mức tăng trưởng ấm trở lại sau những tháng đầu năm gần chạm đáy. Ảnh: Cục Thống kê TPHCM.

Một yếu tố thuận lợi khác là sau đại lễ 30/4 tình hình dịch bệnh đã không diễn biến phức tạp, giúp tâm lý người dân cũng tốt hơn trong tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng đã tụt xuống so với đầu năm, qua đó kéo tăng GRDP.

Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM khẳng định, môi trường kinh doanh trên địa bàn thành phố đã được cải thiện. Theo đó, 5 tháng đầu năm thành phố có 18.630 doanh nghiệp thành lập mới và 6.459 doanh nghiệp trở lại hoạt động, phản ánh niềm tin của doanh nghiệp và người kinh doanh qua việc trở lại làm ăn, kinh doanh.

Cùng đó, FDI vào thành phố cũng tăng đáng kể, khi 5 tháng đầu năm đã có 374 dự án FDI được cấp mới, tăng đến 60,5% so với cùng kỳ.

Một nguyên nhân tác động rất lớn đến tăng trưởng quý II là công tác giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả khởi sắc. Theo ông Tường, trong 5 tháng đầu năm, thành phố đã thực hiện giải ngân đạt 9,4% theo kế hoạch Thủ tướng giao. 

“Trong giai đoạn khó khăn này, việc giải ngân chuyển biến khởi sắc là một động lực tích cực cho nền kinh tế”, ông nói và nhìn nhận, những điểm sáng trên một mặt cũng đến từ những nỗ lực điều hành, tháo gỡ từ Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các bộ ngành dành cho thành phố.

Nói về lý do vì sao các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc vẫn chưa phục hồi mà kinh tế thành phố vẫn tăng trưởng, ông Trần Phước Tường cho hay, ngoài chú trọng xuất khẩu, thành phố cũng còn đó một thị trường nội địa rất tốt.

“TP.HCM là trung tâm, đầu mối giao thương, mức bán lẻ chỉ thể hiện một phần của thương mại, trong khi đó bán buôn là “tảng băng chìm” rất lớn (chiếm 65-70% tổng doanh thu thương mại) và yếu tố này thực sự là đóng góp lớn cho GRDP, đồng thời thành phố cũng phát huy tốt nguồn lực này”, ông Tường cho biết.

Theo Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, dù mức tăng trưởng quý II/2023 tăng 5,87% (so với quý I chỉ 0,7%) nhưng tính trên bình diện tăng trưởng chung của cả nước thì chỉ số tăng trưởng vừa qua của TP.HCM vẫn ở nhóm trung bình thấp, đặc biệt khi so sánh với nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vùng Đông Nam Bộ…

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

 Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Sáng nay, một số quận, huyện của TP.HCM bất ngờ có mưa. Tuy lượng mưa ít và nhanh chóng tạnh nhưng cũng làm giảm bớt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong những ngày qua.

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Tập đoàn đa ngành Masan đặt tham vọng lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi năm ngoái. Dù mì gói không phải là sản phẩm đắt tiền nhưng dự kiến cũng sẽ giúp Masan đạt được mục tiêu.