Một loại ốc thịt ngon ở Cà Mau biết leo cây rừng lạ lắm, dân đi bắt bán đắt tiền

Hoàng Hạnh Thứ ba, ngày 21/11/2023 14:07 PM (GMT+7)
Tranh thủ những giờ nông nhàn, người dân ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau rủ nhau lội vào rừng ngập mặn ven biển bắt ốc len đem về nguồn thu vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.
Bình luận 0

Clip: Người dân huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau lội vào rừng ngập mặn săn ốc len đem về nguồn thu vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.


Dưới những tán rừng ngập mặn ven biển Phú Tân (tỉnh Cà Mau) vào những ngày này không khó để bắt gặp những "thợ săn" ốc len chuyên nghiệp. Anh Cao Văn Ơn – một tay săn lành nghề cho biết, ốc len là loài sinh trưởng tự nhiên, thường xuất hiện ở những nơi bãi bồi, ven biển có nhiều cây đước, cây mắm sinh sống.

Lội vào rừng nhập mặn săn ốc len, nông dân Cà Mau thu vài trăm nghìn mỗi ngày - Ảnh 2.

Người đi săn ốc len chỉ cần mang theo chiếc thùng rồi lội sâu vào những cánh rừng ngập mặn ven biển Cà Mau để hành nghề. Ảnh: An An

"Chúng sẽ bò xuống đất bùn để tìm thức ăn khi thủy triều hạ xuống và bò lên các nhánh đước hay mắn khi thủy triều lên, do đó người đi bắt ốc chỉ cần đợi con nước lớn là có thể hành nghề", anh Ơn nói và cho biết, nghề săn ốc len đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều cư dân bản địa.

Lội vào rừng nhập mặn săn ốc len, nông dân Cà Mau thu vài trăm nghìn mỗi ngày - Ảnh 3.

Lội vào rừng nhập mặn săn ốc len, nông dân Cà Mau thu vài trăm nghìn mỗi ngày - Ảnh 4.

Lội vào rừng nhập mặn săn ốc len, nông dân Cà Mau thu vài trăm nghìn mỗi ngày - Ảnh 5.

Ốc len bò lên thân cây đước hay cây mắm khi thủy triều lên, người đi săn ốc rất dễ để tìm thấy chúng. Ảnh: An An

Dụng cụ hành nghề của những cư dân xóm biển đơn giản chỉ là cái thùng để đựng ốc. Người đi săn ốc len chia theo từng nhóm nhỏ men theo các gốc mắm, gốc đước để bắt chúng.

"Nghề này không khó làm, chỉ cần siêng năng là được. Người bắt ốc len sẽ đi sâu vào các vùng rừng ngập mặn để tìm ốc, quân bình mỗi ngày, một người được trên dưới 3 kg ốc, bán được hơn 200 nghìn đồng", ông Nguyễn Văn Toàn – người có hơn chục năm với nghề bắt ốc len chia sẻ.

Lội vào rừng nhập mặn săn ốc len, nông dân Cà Mau thu vài trăm nghìn mỗi ngày - Ảnh 6.

Ông Dương Văn Năm - người có hơn chục năm với nghề bắt ốc len cho biết, nghề này chỉ cần siêng năng là có thể kiếm ra tiền mỗi ngày. Ảnh: An An

Theo các tay thợ săn, nhiều năm trước, ốc len sinh sống tự nhiên dưới những tán rừng ngập mặn nhiều vô số kể, một buổi lội rừng có thể thu về cả trăm kg ốc. 

Tuy nhiên, thời gian gần đây, loài này dần trở nên hiếm nên giá trị của chúng cũng tăng cao. "Một kg ốc len loại lớn được thương lái thu mua với giá khoảng 80 nghìn đồng, một người bắt ốc có thể kiếm vài ba kg ốc len mỗi ngày, thu nhập cũng được vài trăm nghìn", anh Dương Văn Năm cho biết.

Lội vào rừng nhập mặn săn ốc len, nông dân Cà Mau thu vài trăm nghìn mỗi ngày - Ảnh 7.

Lội vào rừng nhập mặn săn ốc len, nông dân Cà Mau thu vài trăm nghìn mỗi ngày - Ảnh 8.

Ốc len là món ăn dinh dưỡng được thực khách ưa chuộng nên chúng được thương lái chào mua với giá tương đối cao so với trước đây. Ảnh: An An

Bà con cho biết, có ngày họ "trúng mánh" khi tìm thấy cua biển, vọp rừng hay cá thòi lòi…trong lúc vào rừng săn ốc len. "Nếu may mắn tìm thấy nhiều thứ hải sản khác thì kiếm một hai triệu một ngày là chuyện bình thường", lão ngư Võ Văn Công nói trong nụ cười hiền.

Ốc len sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển là một trong những đặc sản quý được thực khách ưa chuộng, vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem