Thứ ba, 21/05/2024

Hoàn thành dự án vành đai 3 TP.HCM vào năm 2026

11/11/2022 7:00 AM (GMT+7)

Để phát triển vùng Đông Nam bộ theo nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ đưa ra mốc thời gian hoàn thành 29 dự án giao thông để Bộ GTVT và các địa phương triển khai thực hiện.


Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ KH&ĐT vừa hoàn thiện dự thảo chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Chính phủ giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành

Theo đó, chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục bám sát các mục tiêu và giải pháp tại Nghị quyết 24. Trong đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành thực hiện các dự án được nghị quyết đề cập.

Cụ thể, Bộ KH&CN được Chính phủ giao nhiệm vụ trong năm 2023 phải trình đề án vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hoàn thành dự án vành đai 3 TP.HCM vào năm 2026 - Ảnh 1.

Công tác cắm cọc dự án đường vành đai 3 đã hoàn thành vào tháng 10-2022. Ảnh: ĐT

Chính quyền TP.HCM có nhiệm vụ xây dựng đề án thí điểm một số chính sách đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế của khu vực và quốc tế; đề án kết nối các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại TP.HCM với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương trong vùng. Thời gian trình Chính phủ được ấn định trong năm 2023.

Nhiều dự án phải hoàn thành trước năm 2026

Đáng chú ý, về đầu tư hạ tầng, Chính phủ đưa ra cụ thể mốc thời gian hoàn thành cho 29 dự án. Trong đó, các dự án giao thông phải hoàn thành sớm nhất từ nay đến năm 2026 gồm: Đầu tư xây dựng xong đường vành đai 3 và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. TP.HCM được giao chủ trì thực hiện.

Bộ GTVT và các địa phương liên quan được giao từ nay đến năm 2030 hoàn thành việc nâng cấp mở rộng tuyến đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương; đầu tư mới các dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương… Riêng TP.HCM và tỉnh Tây Ninh được giao phải hoàn thành tuyến đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Giai đoạn này Chính phủ cũng giao đầu tư tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với Bình Dương và Đồng Nai, hoàn thành xong tuyến đường sắt đô thị TP.HCM. Cạnh đó, hoàn thành dự án sân bay Long Thành (giai đoạn 1), mở rộng sân bay Côn Đảo, nâng cấp sân bay Biên Hòa và Vũng Tàu thành sân bay lưỡng dụng cấp 4E.

Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và UBND TP.HCM được Chính phủ giao đầu tư hoàn thiện hệ thống đường bộ ven biển đi qua hai tỉnh này. Riêng Bà Rịa-Vũng Tàu phải hoàn thành thêm hệ thống logistics tại cảng Bà Rịa-Vũng Tàu. Đồng Nai có nhiệm vụ hoàn thành trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay Long Thành. TP.HCM phải hoàn thành đường vành đai 4.

Chính phủ cũng giao giai đoạn đến năm 2030, các địa phương liên quan phải di dời xong các cảng trên sông Sài Gòn và cải tạo các tuyến luồng đường thủy nội địa.

Từ năm 2026 đến 2035, Bộ GTVT và các địa phương tiếp tục đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, xây tuyến đường sắt vận tải hàng hóa Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với cảng Cái Mép - Thị Vải…

Nguồn vốn đầu tư toàn bộ dự án trên được Chính phủ xác định lấy từ nguồn ngân sách nhà nước kết hợp cùng với tư nhân.

Để hoàn thành được các dự án này, Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, đối với hệ thống chính quyền phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu; triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Để các dự án đạt đúng tiến độ, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành địa phương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đề án được giao; định kỳ hằng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện, gửi Bộ KH&ĐT trước ngày 15-12 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.


Triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng cho dự án vành đai 3

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa có chỉ đạo về tiến độ thực hiện dự án thành phần của dự án đường vành đai 3 TP.HCM. Theo đó, chủ tịch UBND TP đã giao Sở GTVT TP chủ động làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan để đánh giá tình hình thực hiện dự án theo Nghị quyết 57/2022 của Quốc hội. Từ đó, TP.HCM lập kế hoạch chi tiết công tác phối hợp, tổng hợp báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, Sở GTVT TP cũng chuẩn bị các nội dung liên quan dự án đường vành đai 3 như: Khung tiêu chuẩn hồ sơ thiết kế định hướng, khảo sát mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho dự án, xây dựng chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất các vị trí giáp ranh… để đảm bảo tính đồng bộ.

Sở TN&MT TP được giao chủ trì phối hợp với Sở TN&MT các địa phương cung cấp thông tin các mỏ vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn. Từ đó, đánh giá trữ lượng và chất lượng các mỏ vật liệu xây dựng. Sở Xây dựng TP phối hợp với các sở, ngành để đề xuất UBND TP phương án tái định cư đối với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Tất cả phải đảm bảo tiến độ đề ra và các chính sách tái định cư liên quan.

Về phía các quận, huyện, UBND TP yêu cầu UBND huyện Bình Chánh cũng phối hợp với các đơn vị để bố trí cho các hộ dân đủ điều kiện tái định cư trong dự án đường vành đai 3 trên địa bàn huyện. UBND TP Thủ Đức và UBND các huyện có tuyến vành đai 3 đi qua thực hiện công tác chuẩn bị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.

Trong đó, hoàn thành 100% công tác đo đạc, kiểm đếm đối với những trường hợp người dân đồng thuận cho đo đạc, kiểm đếm trước khi ban hành thông báo thu hồi đất. Đồng thời, các địa phương cũng phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành công tác xác định hồ sơ pháp lý liên quan đến quá trình sử dụng nhà đất, hoàn thành trước ngày 1-12.

ĐÀO TRANG

Theo PLO


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".