Hải Phòng: 138 tổ khuyến nông cộng đồng như những chân rết truyền tải kiến thức, kinh nghiệm sản xuất

Thu Thủy Chủ nhật, ngày 22/10/2023 12:00 PM (GMT+7)
Ngày 21/10, tại TP.Hải Phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT TP.Hải Phòng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tọa đàm về: “Giải pháp tổ chức, hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng có hiệu quả”.
Bình luận 0

Tham dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, các huyện của thành phố, doanh nghiệp, cán bộ khuyến nông, nông dân tiêu biểu trên địa bàn thành phố và của 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Thành phố Hải Phòng hiện đã thành lập được 138 tổ khuyến nông cộng đồng với 1.172 thành viên tham gia. Đây là loại hình mới được coi như tổ chức tự nguyện, thẩm quyền do UBND các xã trên địa bàn 7 huyện ra quyết định thành lập. 

Trong đó, khuyến nông viên cơ sở (do Trung tâm Khuyến nông trực tiếp quản lý) tham gia với chức danh tổ phó hoặc tổ trưởng, thành phần tham gia tùy theo địa phương nhưng cơ bản là 1 lãnh đạo UBND xã phụ trách về lĩnh vực nông nghiệp, khuyến nông viên cơ sở, cán bộ chăn nuôi - thú y xã, đại diện hội đoàn thể, hợp tác xã, trưởng thôn, bí thư thôn, chủ trang trại, nông dân tiêu biểu trên địa bàn xã (chủ trang trại, gia trại, đại điền).

Hải Phòng:Tọa đàm về “Giải pháp tổ chức và hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng có hiệu quả”  - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Ngọc Tuất - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng phát biểu trong buổi tọa đàm “Giải pháp tổ chức và hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng có hiệu quả”. Ảnh: Thu Thủy.

Sau khi có các quyết định thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã phối hợp với các trường, học viện, các phòng chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng trên địa bàn thành phố. 

Bước đầu các lớp tập huấn sẽ  trang bị về tư duy và xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu và giải pháp, biện pháp tổ chức hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng. Các thành viên nhận thức rõ, Trung tâm Khuyến nông là cơ quan chủ trì về chuyên môn mà trực tiếp khuyến nông viên là người dẫn dắt hướng dẫn và tổ chức hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng. 

UBND và các cơ quan ban ngành của huyện và xã tham gia với vai trò chỉ đạo, đồng hành hỗ trợ và giám sát đánh giá, điều chỉnh hoạt động, bổ sung thay thế thành viên Tổ khuyến nông cộng đồng.

Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp, HTX, nông dân đã có nhiều ý kiến, đóng góp kinh nghiệm trong việc xây dựng quy chế hoạt động, bàn bạc giải pháp nâng cao hiệu quả tổ khuyến nông cộng

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Đam, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã ghi nhận, tiếp thu ý kiến của đại biểu và sẽ tổng hợp lại để trình lên Thứ trưởng Bộ NNPTNT và Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xem xét và hỗ trợ cho tổ khuyến nông cộng đồng trong thời gian tới, đặc biệt là vấn đề kinh phí và trang thiết bị hỗ trợ cho tổ làm việc.

Hải Phòng:Tọa đàm về “Giải pháp tổ chức và hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng có hiệu quả”  - Ảnh 3.

Quang cảnh buổi tọa đàm về “Giải pháp tổ chức và hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng có hiệu quả”. Ảnh: Thu Thủy

"Để nâng cao kiến thức cho tổ khuyến nông cộng đồng thì các thành viên trong tổ phải thường xuyên cập nhật thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc liên hệ với Trung tâm Khuyến nông để nắm bắt kiến thức một đầy đủ. Đặc biệt, các tổ khuyến nông cộng đồng ở các địa phương có thể kết nối với nhau, tạo lập các nhóm chat trên mạng xã hội như Facebook, Zalo để trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm về quy chế, cách hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng", ông Đam nói.

 Buổi tọa đàm còn tập trung cao đến việc xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng, an toàn, triển khai tổ chức quảng bá, kết nối tiêu thụ, giải pháp nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng, an toàn trên địa bàn thành phố. Dự hội nghị có đại diện một số sở, ngành chức năng thành phố, các doanh nghiệp, HTX, chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng an toàn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng:Tọa đàm về “Giải pháp tổ chức và hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng có hiệu quả”  - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Ngọc Đam, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. Hải Phòng phát biểu tại Tọa đàm về “Giải pháp tổ chức và hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng có hiệu quả”. Ảnh: Thu Thủy

Tại hội nghị, các đại biểu đại diện cho doanh nghiệp, HTX, chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trao đổi thông tin liên quan đến câu chuyện sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu cho nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm OCOP.

Theo đó, các đại biểu nhấn mạnh, cần tạo môi trường thuận lợi để các chuỗi giá trị nông sản của từng địa phương, phát triển bền vững các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh; hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ xúc tiến thương mại đưa sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch điện tử; chú trọng kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản... 

Đại diện các cơ quan chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hải Phòng tham gia toạ đàm đã trực tiếp giải đáp các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm.




Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem