Hà Nội gấp rút xây dựng 20 trạm quan trắc không khí đạt chuẩn

Hoàng Thành Thứ tư, ngày 02/10/2019 16:19 PM (GMT+7)
Lãnh đạo TP.Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên Môi trường triển khai dự án lắp đặt thêm các trạm quan trắc để đến năm 2020 Hà Nội có 20 trạm cố định, 12 trạm di động.
Bình luận 0

Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Tài nguyên Môi trường (TNMT), Sở TNMT Hà Nội cho biết, Chi cục là đơn vị duy nhất ở thủ đô vận hành 10 trạm quan trắc không khí đã hoạt động ổn định từ năm 2017, trong đó có 3 trạm cố định đạt quy chuẩn chất lượng không khí. 

Mới đây, lãnh đạo thành phố đã giao Sở TNMT Hà Nội triển khai dự án lắp đặt thêm các trạm quan trắc để đến năm 2020 thành phố có 20 trạm cố định, 12 trạm di động. 

"Tổng cộng sau 2030 TP.Hà Nội sẽ có 32 trạm quan trắc, trong đó có 20 trạm cố định đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn để nghiên cứu, đánh giá chỉ số chất lượng không khí" - ông Thái thông tin.

img

Khoisi, bụi bao phủ kín đường dẫn lên đường Võ Chí Công. ảnh: Lê Hiếu

Liên quan đến tình hình ô nhiễm không khí Hà Nội thời gian qua, Chi cục trưởng TNMT Hà Nội phân tích: Có 2 nguyên nhân khách quan trong thời gian qua, đặc biệt là trong tháng 9, vấn đề về thời tiết, khí tượng thủy văn có diễn biến cực đoan.

Thứ nhất là do Hà Nội đang giai đoạn chuyển mùa. Trong đó, vấn đề nhìn thấy rõ nhất là sự chênh lệch nhiệt buổi sáng và trưa. Buổi sáng sớm xuất hiện sương, dẫn đến đối lưu không khí, thoát khí thải, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí. 

Hai là tất cả các nguồn phát thải từ con người dẫn đến ảnh hưởng môi trường không khí, biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, ông Thái dẫn chứng số liệu điều tra của Sở TNMT cho thấy, Hà Nội có hơn 55.000 bếp than tổ ong, trung bình mỗi ngày TP tiêu thụ hơn 528 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí CO2 tương đương vào bầu không khí….và cho rằng, một số vấn đề như đốt rơm rạ, đốt than tổ ong cũng tác động trực tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí ở Hà Nội.

"Đây là những dẫn chứng tại sao chúng ta không để ý việc đốt rơm rạ hàng ngày có gây ô nhiễm, ảnh hưởng môi trường không; việc phát thải khí CO2 ra bầu không khí ra sao" - ông Thái nói.

Lãnh đạo Chi cục TNMT Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận việc xây dựng, phá dỡ các công trình cũng dẫn đến ô nhiễm không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Ngoài ra, việc Hà Nội đang tồn tại 7 triệu xe máy, 5 triệu ô tô cũng phát thải ô nhiễm ra không khí khi di chuyển trên đường. 

"Đây là những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại Hà Nội thời gian qua. Vì vậy, chính quyền TP đã đưa ra các phương pháp hạn chế các nguồn thải ô nhiễm ra không khí tức thời và lâu dài" - ông Thái nhấn mạnh.

Đề cập đến vấn đề hiện có nhiều ứng dụng quan trắc đánh giá chỉ số ô nhiễm môi trường, ông Thái nhìn nhận: “Đối với Pamairr và Airvinsual, đây là trạm quan trắc cảm biến để đưa ra các khuyến cáo, đánh giá nhanh… cho nên có sự chênh lệch”.

“Việc công bố các thông số ô nhiễm môi trường của Hà Nội, sau khi được UBND TP.Hà Nội giao, Sở TNMT đã đưa công bố, khuyến cáo, đánh giá ở mức độ kém thì nênkhuyến cáo ngườ dân khi ra ngoài đường thì sử dụng khẩu trang đeo để hạn chế; đối với người già, trẻ em, học sinh thì nên hạn chế ra ngoài trời” – ông Thái nhấn mạnh.

Chiều 1/10, ông Vũ Đăng Định - người phát ngôn UBND TP.Hà Nội, chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm gồm: khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Các nguyên nhân khác là: đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận; tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem