Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng sau động thái "nóng" của Nga

Nguyễn Phương Thứ tư, ngày 27/07/2022 09:53 AM (GMT+7)
Giá dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng trong phiên giao dịch sáng nay (27/7) sau động thái "nóng" của Nga. Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu là nguyên nhân đẩy giá dầu hôm nay tăng.
Bình luận 0

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung năng lượng lại “nóng” lên khi Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu đã đẩy giá dầu hôm nay tăng.

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 27/7/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 95,68 USD/thùng, tăng 0,70 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 104,85 USD/thùng, tăng 0,45 USD/thùng trong phiên. Đến 9h32, dầu Brent giảm nhẹ 0,13% xuống 104,3 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng sau động thái "nóng" của Nga - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Giá dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng sau động thái "nóng" của Nga.

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng sau động thái "nóng" của Nga - Ảnh 2.

Dầu thô đảo chiều tăng.

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng sau động thái "nóng" của Nga - Ảnh 3.

Dầu thô đảo chiều tăng.

Giá dầu ngày 27/7 quay đầu tăng trong bối cảnh thị trường dấy lên nhiều lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng, đặc biệt là tại châu Âu.

Gazprom PJSC, gã khổng lồ dầu khí của Nga, sẽ giảm lưu lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 sang châu Âu xuống chỉ còn 20%, tương đương 33 triệu m3 khí/ngày do phải đem tuabin đi bảo trì.

Các nhà phân tích thị trường cho rằng, động thái này của Nga đã làm gia tăng các lo ngại về tinh trạng thiếu hụt nguồn cung và đẩy giá dầu tăng cao.

Xa hơn, việc cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ khiến các quốc gia châu Âu không đủ dự trữ năng lượng cho mùa đông tới.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hôm nay cũng bị kiềm chế đáng kể bởi nhiều yếu tố như đồng USD mạnh hơn, nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng…

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách kết thúc vào ngày 27/7 nhằm kiềm chế lạm phát. Quyết định này của Fed được dự báo có thể kéo theo một đợt tăng lãi suất mới tại các ngân hàng trung ương. Lãi suất tăng sẽ khiến những nỗ lực hỗ trợ, phục hồi kinh tế khó khăn bởi áp lực chi phí gia tăng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,2% thay vì mức 3,6% như dự báo trước đó.

Ở diễn biến mới nhất, trong nỗ lực hạ nhiệt giá năng lượng, Mỹ đã xuất thêm 20 triệu thùng dầu từ khó dự trữ chiến lược.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết họ sẽ bán thêm 20 triệu thùng dầu thô từ kho SPR như một phần của kế hoạch trước đó nhằm làm dịu giá dầu đã leo thang kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2, và phục hồi nhu cầu vốn đã giảm trong thời kỳ đại dịch.

Hồi cuối tháng 3, chính quyền Washington cho biết họ sẽ giải phóng kỷ lục 1 triệu thùng dầu thô từ SPR mỗi ngày trong 6 tháng.

Thị trường đã phản ứng với những thông báo về SPR này và đã kìm hãm đà tăng của giá dầu ở một mức độ nào đó.

Theo nhận định từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá dầu khả năng cao sẽ tiếp đà phục hồi, tuy nhiên mức tăng không quá lớn.

Sở này cho biết, thực chất, thị trường dầu vẫn đang trong giai đoạn giằng co với một bên là lo ngại về nguồn cung thắt chặt, một bên là lo ngại về suy thoái kinh tế. Thực sự, việc sản lượng tại các nước như Libya liên tục biến động là một yếu tố đã được nhiều nhà phân tích kỳ vọng từ trước, đặc biệt khi quốc gia này chịu nhiều sức ép từ các vấn đề nội bộ, nhất là khi giá lương thực duy trì ở mức cao nhiều tháng liền khiến cho nhiều quốc gia Trung Đông, vốn phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu, gặp nhiều khó khăn.

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng sau động thái "nóng" của Nga - Ảnh 4.

Nguồn: MXV

Thực tế hiện tại, dữ liệu nguồn cung mà thị trường quan tâm nhất là các con số từ Nga. Theo dữ liệu mới nhất từ Bloomberg, sản lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga đã giảm liên tiếp 5 tuần, giảm 480,000 thùng/ngày từ giữa tháng 6. Nguyên nhân chủ yếu là được cho là do Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu giảm khối lượng nhập khẩu từ Nga. Thực tế, nửa đầu năm mới là trọng điểm mà Trung Quốc thu mua các nhiên liệu, hàng hóa. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý II được kỳ vọng sẽ khó mà phục hồi mạnh mẽ, do các biến thể mới của Covid-19 đang lây lan trong khi chính phủ vẫn đang theo đuổi mục tiêu "Zero-Covid".

Trong khi đó, thị trường đang theo dõi sát các thông tin về kế hoạch tăng lãi suất của Fed. Phần lớn đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, tuy nhiên một yếu tố khác được theo dõi sát là số lần tăng lãi suất còn lại trong năm nay và mức độ tăng lãi suất. Hầu hết đang nghiêng về khả năng lãi suất cuối năm sẽ đạt 3.5%, tuy nhiên, nếu Fed báo hiệu trong cuộc họp con số cao hơn, thị trường tài chính nói chung và thị trường dầu nói riêng sẽ gặp áp lực lớn. 

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương vừa có quyết định điều hành giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm 21/7.

Theo đó, cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp đầu mối giảm giá bán xăng dầu. Cụ thể như sau: Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 giảm 2.710 đồng, giá bán ra từ 15 giờ ngày 21/7 về mức 25.070 đồng/lít. Xăng RON 95 là 26.070 đồng, giảm 3.600 đồng.

Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm: Dầu diesel giảm 1.740 đồng, còn 24.850 đồng/lít. Dầu hoả giảm 1.100 đồng/lít, còn 25.240 đồng/lít. Dầu mazút giảm 2.380 đồng, giá còn 16.540 đồng/kg.

Trong khi đó, mức trích vào quỹ vẫn giữ như kỳ điều hành trước. Theo đó, mức trích Quỹ với xăng E5 RON92 và RON95-III là 950 đồng/lít; dầu diesel là 550 đồng; dầu hoả 700 đồng; và mazút là 950 đồng/kg.

Đây là kỳ giảm giá thứ 3 liên tiếp của giá xăng, dầu trong nước từ đầu tháng 7 đến nay.

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 27/7 như sau: Xăng RON 95-V từ mức 30.350 đồng/lít xuống còn 26.750 đồng/lít; xăng RON 95-III từ mức 29.670 đồng/lít xuống còn 26.070 đồng/lít ; xăng sinh học E5 RON 92 từ mức 27.780 đồng/lít xuống còn 25.070 đồng/lít; dầu diesel tiêu chuẩn Euro 5 từ mức 27.590 đồng/lít xuống còn 26.830 đồng/lít; dầu hỏa từ mức 26.340 đồng/lít xuống còn 25.240 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Dầu thô đồng loạt đảo chiều tăng sau động thái "nóng" của Nga - Ảnh 5.

Theo đánh giá của chuyên gia, giá xăng dầu giảm mạnh không chỉ giúp người dân được hưởng lợi trực tiếp từ giá xăng mà còn có thể hưởng lợi gián tiếp từ việc giảm giá các loại hàng hóa, dịch vụ.

Tính đến 15h00 ngày 21/7, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex đã dương 53,3 tỷ đồng so với mức âm 140 tỷ đồng của lần điều chỉnh giá trước đó (ngày 11/7). Như vậy sau nhiều tháng âm liên tiếp, quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex đã có khoản dư 53,3 tỷ đồng.

Như vậy, tổng mức giảm giá xăng đến nay đã gần 7.000 đồng/lít, tương đương khoảng 20% so với thời điểm cuối tháng 6 vừa qua. Điều này khiến cho người dân và doanh nghiệp vui mừng bởi chi phí cho xăng dầu giảm, đồng nghĩa với gánh nặng lên vai đã nhẹ bớt, có thể kích cầu tiêu dùng trong thời gian tới. Theo đánh giá của chuyên gia, giá xăng dầu giảm mạnh không chỉ giúp người dân được hưởng lợi trực tiếp từ giá xăng mà còn có thể hưởng lợi gián tiếp từ việc giảm giá các loại hàng hóa, dịch vụ.

Chính phủ, các Bộ ngành có thể tiếp tục đề xuất mạnh việc giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt để giá xăng giảm xuống nữa, giúp giá cả thị trường, chi phí giảm, doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh.

Giá dầu thế giới còn rất khó dự báo, có thể giảm trong kỳ điều hành này, nhưng sẽ quay trở lại tăng vào thời gian tới. Do vậy, các Bộ, ngành cần tiếp tục tính toán, cân nhắc và đề xuất các giải pháp để giảm thuế trên xăng dầu, từ đó giảm giá xăng dầu, góp phần tác động mạnh hơn tới giảm giá nhiều mặt hàng tiêu dùng...

Được biết, giá xăng RON 95 tối đa có thể hạ 4.500 đồng về 25.000 đồng/lít nhưng cơ quan điều hành chỉ giảm 3.600 đồng do vẫn trích Quỹ bình ổn.

Ở kỳ điều hành này, xăng RON 95-III giảm 12%, E5 RON 92 hạ 10% so với cách đây 10 ngày, nhưng mức này vẫn thấp hơn đà giảm của thế giới (13-15%).

Trong khi đó, nhà điều hành vẫn duy trì mức trích lập vào Quỹ bình ổn như cách đây 10 ngày là 950 đồng/lít với E5 RON 92, RON 95-III và dầu mazut; dầu diesel là 550 đồng. Đây là lần thứ hai liên tiếp cơ quan quản lý duy trì mức trích lập vào quỹ "mạnh tay" như vậy.

Theo tính toán, cùng với giảm thuế bảo vệ môi trường, nếu không phải trích lập gần 1.000 đồng mỗi lít xăng vào quỹ, giá xăng RON 95-III đã có thể hạ hơn 4.500 đồng/lít. Tương tự, E5 RON 92 đã có thể giảm khoảng 3.600 đồng/lít; dầu diesel gần 2.300 đồng.

Thực tế, giá xăng dầu hiện vẫn cao hơn 1.900-2.100 đồng so với hồi tháng 1/2022. Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng giá sẽ giảm sâu hơn, giúp họ ổn định đời sống, phục hồi sản xuất sau dịch bệnh.

Sau 19 đợt điều chỉnh, giá xăng vẫn tăng tới trên 30% do ảnh hưởng bởi giá dầu thô thế giới liên tục leo thang. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thuế đã giúp giá xăng dầu trong nước phần nào hạ nhiệt.

Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 19 đợt điều chỉnh trong đó có 13 đợt tăng, 6 đợt giảm. Sau một chuỗi ngày tăng nóng trong quý II/2022, giá xăng đã có 3 đợt giảm liên tiếp trong tháng 7 nhờ việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường và giá dầu thế giới hạ nhiệt. Giá xăng hôm 21/7 có mức giảm sâu nhất kể từ đầu năm đến nay.

Liên quan đến điều hành giá xăng dầu, theo Bộ Công Thương, giá xăng có thể giảm về 24.000 đồng/lít vào quý IV/2022.

Đại diện Vụ Thị trường trong nước của Bộ này dự báo những tháng tới, bình quân giá xăng thành phẩm thế giới vẫn biến động bất thường, dao động trong khoảng 145 - 155 USD/thùng, tức tăng 73 - 100% so với cùng kỳ 2021. Trong trường hợp nhà điều hành không trích lập vào Quỹ Bình ổn giá (BOG), giá xăng bán lẻ trong nước sẽ có giá bán dưới 31.700 đồng, còn dầu sẽ dưới 27.100 đồng.

Từ quý IV/2022, giá xăng dầu thế giới được dự báo "hạ nhiệt" về khu vực 110 - 115 USD/thùng. Từ đó, giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng sẽ giảm mạnh, về mức 24.000 đồng/lít với xăng và 20.000 đồng/lít với dầu.

Tương đương với ngưỡng giá dự báo này, giá bình quân thành phẩm xăng dầu thế giới năm 2022 ở mức 130 - 140 USD/thùng, tăng 66 - 90% so với 2021. Tuy vậy, nhờ các công cụ điều hành từ giảm thuế môi trường, Quỹ BOG...bình quân giá bán lẻ trong nước chỉ tăng khoảng 35 - 39% với xăng, 51% với dầu so với 2021.

Được biết, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu, trước 30/7, Bộ Tài chính phải báo cáo Chính phủ các phương án giảm thêm thuế với xăng dầu.

Theo đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao cơ quan này nghiên cứu, đề xuất phương án giảm các loại thuế, phí liên quan tới xăng dầu, nhất là các loại thuế làm tăng chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh.

Thời hạn cho Bộ Tài chính là trước ngày 30/7. Việc giảm thêm thuế, phí này nhằm giảm chi phí, giá thành sản phẩm, góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ chính sách tiền tệ... cho cả trước mắt và trung hạn.

Hiện trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu có 4 loại thuế: Nhập khẩu, bảo vệ môi trường, tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng. Ngoài ra còn có các loại chi phí, như lợi nhuận định mức, chi phí định mức, vận chuyển... chiếm khoảng 5-6%. Tỷ trọng thuế, phí trong mỗi lít xăng sau khi thuế bảo vệ môi trường về mức sàn, theo Bộ Tài chính, dao động 20-23% (với các loại xăng), trên 11% (với dầu diesel).

Tuần trước, Bộ Tài chính cũng cho biết đã trình Chính phủ phương án giảm một nửa thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), về 10%. Tuy nhiên, phương án này được cho là có ý nghĩa ở khía cạnh đa dạng nguồn, thị trường nhập khẩu xăng dầu, hơn là hỗ trợ giảm giá bán lẻ trong nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem