Giá cà phê 5/8: Giá cà phê lao dốc

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 05/08/2023 14:12 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 5/8: Giá cà phê hai sàn tiếp tục hiệu chỉnh giảm sau sức ép của lãi suất tiền tệ được các ngân hàng trung ương lớn nâng thêm. Trong nước, giá cà phê hôm nay giảm tiếp 500 - 600 đồng/kg. Theo đó, nhiều địa phương có giá cà phê về dưới mốc 67.000 đồng/kg...
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 5/8: Tiếp tục lao dốc, nhiều địa phương về dưới mốc 67.000 đồng/kg

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục hiệu chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 33 USD, xuống 2.612 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm thêm 28 USD, còn 2.488 USD/ tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng nối tiếp xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 3,40 cent, xuống 161,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 3,05 cent, còn 160,95 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê 5/8: Giá cà phê lao dốc - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 05/08/2023 lúc 13:24:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê 5/8: Giá cà phê lao dốc - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 05/08/2023 lúc 13:24:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê 5/8: Giá cà phê lao dốc - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 500 – 600 đồng, xuống dao động trong khung 66.100 - 67.000 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 500 – 600 đồng, xuống dao động trong khung 66.100 - 67.000 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.100 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 66.400 đồng/kg, giảm 600 đồng/kg. 

Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua cà phê là 66.800 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 67.000 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát sau khi giảm 600 đồng/kg.

Giá cà phê hai sàn tiếp tục hiệu chỉnh giảm sau sức ép của lãi suất tiền tệ được các ngân hàng trung ương lớn nâng thêm, trong khi Copom – Brazil đi ngược chiều (Ủy ban Chính sách Tiền tệ Brazil (gọi tắt là Copom) đã công bố cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản đồng Reais xuống ở mức 13,25%/năm) đã gây ra sự thanh lý các tài sản rủi ro và kích thích nông dân của mình đẩy mạnh bán hàng cà phê xuất khẩu. 

Trong khi đó, cà phê này hiện đang thu hoạch hơn một nửa sản lượng vụ mùa mới năm nay, trong bối cảnh thời tiết ở các vùng trồng cà phê chính được báo cáo rất thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thu hái.

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, xu hướng giá trên cả hai sàn cà phê kỳ hạn thế giới vẫn dao động trong phạm vi trung tính, cho dù DXY mạnh trở lại đã hỗ trợ các sàn hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao. Giá vàng, giá dầu thô tăng liên tiếp nên mặt hàng cà phê đành phải "hy sinh", bất chấp thị trường vẫn còn nguyên sự hỗ trợ của dữ liệu cà phê tồn kho trên cả hai sàn kỳ hạn tiếp tục đứng ở mức thấp.

Tỷ giá đồng Reais giảm nhẹ cũng góp phần hỗ trợ nhà nông Brazil đẩy mạnh bán cà phê xuất khẩu.

Rệp gây hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, cà phê là một cây công nghiệp chủ lực của nước ta, vào thời điểm thời tiết nóng ẩm dễ phát sinh nhiều loại bệnh gây hại cho cây. Ở đây, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng phổ biến về loại rệp gây hại trên cây cà phê và cách phòng trừ.

Các loại rệp gây hại: Tại Tây Nguyên hiện nay phổ biến trên cây cà phê là các loại rệp: Rệp vảy xanh (Coccus viridis), Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica), Rệp sáp (Pseudococcus sp).

Đặc điểm gây hại: Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại trên các chồi lá non. Rệp sáp hại quả, chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng quả. Rệp sáp hại rễ chích hút chất dinh dưỡng ở rễ làm rễ phát triển kém, có vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây triệu chứng vàng lá, thối rễ.

Thời điểm gây hại: Rệp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa ( từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau.

Giá cà phê 5/8: Giá cà phê lao dốc - Ảnh 5.

Cà phê bị rệp gây hại

Thuốc phòng trừ: Nitox 30EC (Dimethoate 27%+Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0,2% - 0,25% (20 - 25ml thuốc+10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.

Nibas (Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,25% - 0,3%(25 - 30ml thuốc.

10 lít nước phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.

Bini 58 (Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,2% - 0,3%(20 - 30ml thuốc + 10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.

Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): Lượng dùng 1 – 1,5lít thuốc/ha; lượng nước thuốc phun: 600 – 1000lít/ha; cách pha: Pha 30 – 40ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá khi rệp sáp chớm xuất hiện. 

Cách 7 – 10 ngày bà con phun lại lần thứ 2 nếu mật độ rệp sáp quá cao.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem