Giá cà phê 1/8: Bất ngờ chưa, mới đỏ sàn hôm qua nay đã tăng vọt, cà phê trong nước có "tát nước theo mưa"?

Nguyễn Phương Thứ ba, ngày 01/08/2023 13:21 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay (1/8) tại thị trường trong nước tăng cao nhất, thêm 600 đồng/kg. Theo đó, tại Đắk Nông cà phê nhân giao dịch với mức cao nhất trong các địa phương là 66.900 đồng/kg. Trên hai sàn giao dịch thế giới, giá cà phê cũng phục hồi mạnh mẽ đến bất ngờ...
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 1/8: Hai sàn thế giới hồi phục mạnh, cà phê trong nước sát mốc 67.000 đồng/kg

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London dảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 33 USD, lên 2.621 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 39 USD, lên 2.476 USD/ tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 6,75 cent, lên 164,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 6,35 cent, lên 164,55 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê 1/8: Giá cà phê lội ngược dòng tăng vọt - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 01/08/2023 lúc 12:42:02 (delay 10 phút)

Giá cà phê 1/8: Giá cà phê lội ngược dòng tăng vọt - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 01/08/2023 lúc 12:42:02 (delay 10 phút)

Giá cà phê 1/8: Giá cà phê lội ngược dòng tăng vọt - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng thêm mỗi kg là 600 đồng, lên dao động trong mức giá 66.100 - 66.900 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 600 đồng, lên dao động trong khung 66.100 - 66.900 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.100 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 66.600 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.700 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.900 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát, tăng 600 đồng/kg.

Giá cà phê hai sàn cùng hồi phục do các quỹ và đầu cơ quay lại các thị trường tăng mua sau khi đã mạnh tay thanh lý các vị thế ròng vào tuần trước nhằm tránh né áp lực của lãi suất tiền tệ đang được các ngân hàng trung ương xem xét điều chỉnh theo hướng tăng, kèm theo là áp lực bán hàng vụ mới không thể tránh khỏi từ nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

Tổng cục Thông kê Việt Nam báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 7 ước đạt 80.000 tấn (khoảng 1,33 triệu bao), giảm 32,1% so với tháng trước và giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã khiến các thị trường tiêu thụ quay lại mối lo thiếu hụt nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta của thế giới ngày tăng cao.

Đồng Reais tăng 0,05%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 4,7284 R$ trước suy đoán Ủy ban Chính sách Tiền tệ Brazil (Copom) sẽ điều chỉnh giảm lãi suất bớt 0,5%/năm tại phiên họp tuần này nhằm thu hút đầu tư vốn ngoại và giảm áp lực lên thị trường ngoại hối và thúc đẩy việc bán hàng hóa xuất khẩu nói chung.

Lãi suất tiền gửi liên ngân hàng (DI) trên các hợp đồng tương lai tiếp tục giảm đã thu hút nhà đầu tư sớm quay lại rót vốn vào các thị trường kỳ hạn. Các nhà quan sát ở Phố Wall nhận định chứng khoán Mỹ kết thúc tháng 7 với mức tăng mạnh, báo hiệu một giai đoạn lạc quan sau nhiều tháng bất ổn.

Trong khi đó, đồng Reais mạnh lên đã khiến người Brazil bán cà phê chậm lại để trông chờ giá cả được cải thiện hơn nữa do họ đang thua lỗ vì thu về ít nội tệ hơn.

Các đại lý cho biết thị trường đã chín muồi để điều chỉnh tăng do dự trữ trên sàn ICE tiếp tục giảm và nông dân đặc biệt ở Brazil từ chối bán ở giá hiện tại. Dự trữ cà phê Arabica của sàn ICE giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng đạt 528.000 bao.

Đồng real Brazil mạnh lên khiến nông dân nước này bán cà phê xuất khẩu chậm lại để chờ giá được cải thiện hơn nữa.

Xuất khẩu cà phê Robusta Sumatra từ Indonesia, nước xuất khẩu thứ hai, đứng ở mức 14.858 tấn trong tháng 6/2023, giảm 14% so với cùng tháng năm trước.

Uganda đang phải đối mặt với những tác động đáng kể của biến đổi khí hậu; tăng tần suất các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, giảm mực nước, thay đổi kiểu thời tiết, cũng như hạn hán, những ảnh hưởng kinh tế xã hội khiến các cộng đồng nông nghiệp rất dễ bị tổn thương.

Một nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu chỉ ra rằng áp lực khí hậu có thể làm giảm đến 50% diện tích phù hợp để trồng cây cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica trên toàn cầu.

Chăm sóc cà phê đầu mùa mưa nên lưu ý những điều này

Bước vào mùa mưa cũng là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh của cành chồi, do đó việc chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê thời điểm đầu mùa mưa là rất quan trọng, góp phần cung cấp đầy dủ chất dinh dưỡng và tạo bộ khung cành phát triển khỏe mạnh cho mùa vụ năm sau. Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã có những lưu ý bà con khi chăm sóc cà phê vào đầu mùa mưa.

1. Bón phân

Giai đoạn này quả cà phê cần lượng dinh dưỡng cao, hơn nữa vào thời điểm này các loại dịch hại đặc biệt là nấm bệnh tấn công nhiều nhất. Vì vậy, việc chăm sóc cà phê vào đầu mùa mưa hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa hiện tượng rụng quả cà phê, giúp cây cà phê nhanh chóng phục hồi và nuôi dưỡng trái non tốt. Ngay từ đầu mùa mưa, bà con cần chú ý bổ sung phân bón đầy đủ, lưu ý bón theo nguyên tắc 5 đúng: Đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ, đúng thời điểm và đúng phương pháp.

Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cân đối theo nhu cầu giai đoạn nuôi quả non của cây cà phê.

Lượng phân bón thương phẩm tương ứng (kg/ha/năm)

Tuổi cà phêKhối  lượng phân thương phẩm (Kg/ha/năm)
UrêLânKali clorua
Cà phê kinh doanh (>4 năm)400600600

Lượng phân bón khuyến cáo chung cho cà phê kinh doanh đạt năng suất khoảng 3 tấn/ha. Lượng bón thực tế tùy theo loại đất và năng suất.

Ghi chú: Cứ 1 tấn nhân tăng thêm thì bón thêm từ 120-150kg đạm urê; 80 – 100kg lân và 100 – 120kg kali clorua.

Số lần và tỷ lệ bón phân hóa học

Loại phânTỷ lệ bón (%)
Lần 1 (vào mùa tưới)Lần 2 (tháng 4,5)Lần 3 (tháng 6,7)Lần 4 (tháng 8,9)
Đạm Ure10303030
Lân010000
Kali0303040

Ngoài ra, bà con bón bổ sung hợp lý các chất trung vi lượng giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng tỷ lệ đậu trái, trái to, nhân chắc giúp nâng cao năng suất chất lượng cà phê.

Giá cà phê 1/8: Giá cà phê lội ngược dòng tăng vọt - Ảnh 6.

Bước vào mùa mưa cũng là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh của cành chồi, do đó việc chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê thời điểm đầu mùa mưa là rất quan trọng.

 2. Tỉa cây che bóng

Đầu mùa mưa rong tỉa cho bộ tán cây che bóng cao hơn tán cà phê, tỉa thưa tạo độ thông thoáng và ánh sáng cho vườn cây. Khi rong tỉa cây che bóng, bà con chú ý không làm gãy cành cà phê. Giữ yên cành lá cây che bóng được rong tỉa xuống trong vườn cà phê một thời gian cho lá rụng xuống làm phân xanh bồi dưỡng cho vườn, sau đó mới chuyển các cành to ra khỏi vườn. Trong mùa mưa, rong tỉa 2 lần tùy theo tốc độ ra lá, cành của cây che bóng, tránh không cho vườn cà phê bị cớm, rợp. Đợt rong tỉa cuối cùng trước khi chấm dứt mưa 1 tháng.

3. Đánh chồi vượt cho cây cà phê

Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa nên cần bẻ chồi vượt kịp thời chỉ để lại những chồi có kế hoạch tạo tán bổ sung. Trung bình 1 tháng bà con bẻ chồi vượt 1 lần. Khi bẻ chồi vượt chú ý vặt các cành tăm, cành nhớt. Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán cà phê.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem