Đào rãnh trong vườn cây ăn trái thả nuôi con chỉ ăn bèo, ngờ đâu ông nông dân Hậu Giang kiếm bộn tiền

Nguyễn Thành Lễ (TTKN Hậu Giang) Thứ hai, ngày 20/03/2023 18:48 PM (GMT+7)
Ốc bươu đen (ốc nhồi) trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây. Sản lượng tiêu thụ ốc bươu đen rất lớn nhưng đa phần đánh bắt ngoài tự nhiên. Để đáp ứng thị trường, ông Đào Văn Tậm, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã đào rãnh trong vườn cây ăn trái rồi thả nuôi ốc bươu đen.
Bình luận 0
Những năm gần đây, ốc bươu đen trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây, sản lượng tiêu thụ rất lớn nhưng đa phần đánh bắt ngoài tự nhiên. 

Để đáp ứng lượng ốc cho thị trường, ông Đào Văn Tậm, nông dân ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã nghĩ ra ý tưởng thả nuôi ốc bươu đen thương phẩm trong mương nước vườn cây ăn trái rất thành công, mang lại thu nhập cho gia đình rất ổn định.

Đào rãnh trong vườn cây ăn trái thả nuôi con chỉ ăn bèo, ngờ đâu ông nông dân Hậu Giang kiếm bộn tiền - Ảnh 1.

Đào rãnh trong vườn cây ăn trái để nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) là cách làm của ông Tậm. Mô hình nuôi ốc bươu đen của ông Đào Văn Tậm, ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Vĩnh Long.

Mô hình nuôi ốc bươu đen của ông Đào Văn Tậm, ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ có diện diện tích 1.300m2 mặt nước nuôi theo tự nhiên, không tốn tiền thức ăn hay công chăm sóc.

Ông tậm cho biết: Trước đây, gia đình có 4 công vườn, trên bờ trồng chanh còn dưới nước ông thả nuôi cá trê, thức ăn nuôi cá ngày càng tăng mà giá cá thì không tăng nên ông quyết định chuyển sang thả nuôi thử ốc bươu đen. 

Năm 2020, ông nhận thấy ốc bươu đen ngày càng phát triển với cấp số nhân, cộng thêm giá ốc bươu đen trên thị trường tăng cao nên ông bắt đầu dưỡng ốc.

Thời gian sinh trưởng của ốc bươu đen khá nhanh khoảng 5 - 6 tháng đã cho thu hoạch với trọng lượng khoảng 30 - 35 con/kg. Sau khi tìm hiểu sức mua từ thị trường, ông thấy nuôi ốc bán thương phẩm cho lợi khá cao nên ông học hỏi kỹ thuật cho ốc sinh sản để tạo nguồn giống về sau.

Cũng theo ông Tậm, ốc bươu đen là loài ở sạch. Chúng đẻ quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa (từ tháng 6 - 11 hàng năm). 

Trứng ốc bươu đen mới đẻ có màu trắng trong và chuyển sang trắng đục khi trứng sắp nở. Sau khi trứng nở, ốc con rơi xuống nước. Sau vài ngày, vỏ ốc con cứng dần, chúng tự bò đi kiếm các chất hữu cơ phân hủy trong nước để ăn và lớn. 

Đào rãnh trong vườn cây ăn trái thả nuôi con chỉ ăn bèo, ngờ đâu ông nông dân Hậu Giang kiếm bộn tiền - Ảnh 3.

Mô hình nuôi ốc bươu đen đặc sản trong mương nước của vườn cây ăn trái của ông Tâm. Trên mương nước nuôi ốc bươu đen trong vườn cây ăn trái, ông Tậm thả bèo làm thức ăn cho ốc và làm mát nước.

Khi ốc bươu đen đã nở đạt yêu cầu, ông đem thả xuống vèo, rồi nuôi dưỡng khoảng vài tuần, sau đó ốc tự bò ra ngoài ao tìm thức ăn sinh sống nên cách nuôi ốc từ con nhỏ như vậy tỷ lệ ốc sống đạt 85%.

Hàng tháng ông thu tỉa khoảng 100kg ốc bươu đen thương phẩm, khi thu hoạch xong có thương lái vào tận nhà để thu mua với giá 50 ngàn đồng/kg, tính trung bình một năm ông thu nhập hơn 50 triệu đồng từ tiền bán ốc thịt.

Ông Tậm cho biết thêm: Mô hình nuôi ốc bươu đen là mô hình khá nhàn rỗi, không cần vốn nhiều, không đầu tư thức ăn nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập gia đình ổn định. 

Ngoài ra, ông còn chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen cho nhiều bà con ở địa phương cùng nuôi ốc, nông dân có thể mua ốc giống và được ông tư vấn kỹ thuật nuôi ốc miễn phí.

Mô hình nuôi ốc bưu đen trong vường cây ăn trái là một mô hình mới ở địa phương giúp cho người nông dân tận dụng triệt để diện tích sản xuất, giúp hộ tăng thêm thu nhập trên cùng mảnh vườn của mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem