Công chức thôi việc theo nguyện vọng cần lưu ý những điều gì?

Thứ sáu, ngày 23/09/2022 21:13 PM (GMT+7)
Vì lý do cá nhân, một số công chức muốn thôi việc theo nguyện vọng. Trong trường hợp này, công chức phải lưu ý những điều gì theo quy định của pháp luật?
Bình luận 0

Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định thôi việc đối với công chức như sau:

1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do sắp xếp tổ chức;

b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

c) Theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật này.

2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.

Như vậy, công chức muốn nghỉ việc phải được sự đồng ý của cấp thẩm quyền. Khi làm đơn xin nghỉ gửi cơ quan thì trong thời hạn 30 ngày, cơ quan sẽ phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý thì trong văn bản cũng sẽ nêu rõ lý do. Khi cơ quan không đồng ý mà công chức tự ý bỏ việc, hay nói cách khác là nghỉ ngang thì sẽ không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.


Bảo Hân (Báo Lao Động)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem