Chủ vườn cà phê 3 tầng ở Đắk Lắk tiết lộ cách ngăn tình trạng "hoa chanh", năng suất cao nhất vùng

Thanh Nga Thứ hai, ngày 24/04/2023 18:12 PM (GMT+7)
Cây cà phê có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, phần lớn nông dân trên địa bàn đều trồng cà phê và coi đây là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế gia đình. Vì thế, việc chọn lựa phân bón phù hợp để chăm sóc cà phê được bà con rất chú trọng.
Bình luận 0

Có mặt ở "thủ phủ" cà phê Buôn Ma Thuột vào những ngày này, chúng tôi có dịp ngắm nhiều vườn hoa cà phê đang nở trắng khắp nương rẫy và các sườn đồi. Đứng ngắm từ xa mà chúng tôi có cảm giác như được lạc vào một núi tuyết của đất nước châu Âu nào đó. Những cành hoa cà phê xếp tầng lên nhau với mùi hương thoang thoảng, thu hút nhiều đàn ong tìm đến hút mật, khiến cả đất trời nơi đây trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết.

Nhẹ nhàng nâng cành hoa cà phê trên tay, anh Đỗ Tiến Hùng, phường Ea Tam (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phấn khởi cho biết: Ngay sau khi mùa thu hoạch kết thúc, gia đình tôi đã "dưỡng sức" cho cây cà phê bằng việc cắt cành, bón phân NPK-S hàm lượng cao thế hệ mới của Supe Lâm Thao, kết hợp tưới nước đầy đủ, kịp thời. Nhờ đó, cây cà phê có sức đâm chồi, nảy lộc và ra hoa tập trung, nở hoa đồng đều, tỷ lệ đậu quả cao, báo hiệu cho một vụ mùa cà phê bội thu.

Chủ vườn cà phê 3 tầng ở Đắk Lắk tiết lộ cách ngăn tình trạng "hoa chanh", năng suất cao nhất vùng - Ảnh 1.

Nông dân Buôn Mê Thuột "dưỡng sức" cho cây cà phê bằng việc cắt cành, bón phân NPK-S hàm lượng cao thế hệ mới của Supe Lâm Thao, kết hợp tưới nước đầy đủ, kịp thời.

Được biết, Đắk Lắk là thủ phủ cà phê Việt Nam, có diện tích và sản lượng cà phê luôn đứng đầu cả nước. Cây cà phê có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp của tỉnh, phần lớn nông dân trên địa bàn đều sản xuất cà phê và coi đây là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế gia đình, địa phương. Chính vì thế khi lựa chọn phân bón, bà con đều nghiên cứu, tìm hiểu rất kĩ càng.

Là người gắn bó với cây cà phê hơn 20 năm nay, anh Đỗ Tiến Hùng chia sẻ: Để có được vườn cây cà phê đặc sản vốn khó tính, gia đình đã không ngừng thay đổi cách làm mới như áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình chăm sóc, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, không phun thuốc trừ sâu, sử dụng phân bón Lâm Thao cân đối hợp lý.

Có nhiều đêm anh phải ăn ngủ tại rẫy để kiểm tra độ ẩm của đất, thăm khám những cây yếu để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Do đó, niên vụ vừa qua với diện tích canh tác 2,5ha cà phê, gia đình thu hoạch được khoảng 10 tấn cà phê nhân, năng suất gần như cao nhất trong vùng.

Chủ vườn cà phê 3 tầng ở Đắk Lắk tiết lộ cách ngăn tình trạng "hoa chanh", năng suất cao nhất vùng - Ảnh 2.

Cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trao đổi với nông dân trồng cà phê.

Chủ vườn cà phê 3 tầng ở Đắk Lắk tiết lộ cách ngăn tình trạng "hoa chanh", năng suất cao nhất vùng - Ảnh 3.

Hoa cà phê nở trắng xóa như tuyết.

Trong vườn cà phê của gia đình, anh Nguyễn Hồng Nghị, thôn 1B, xã Ea Mnang (huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) sau khi kéo ống nước và bật cầu dao điện là bơm nước tưới xong cho vườn cà phê gần 8 năm tuổi, được trồng xen lẫn hồ tiêu và sầu riêng.

Anh Nghị tâm sự: Năm nay, thời tiết thất thường với hiện tượng mưa phùn, lạnh và gió nhiều ngày đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc ra hoa cà phê. Tuy nhiên, tôi đã chủ động lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước và tưới nước đầy đủ, sử dụng phân bón của doanh nghiệp uy tín là Supe Lâm Thao nên đã kịp thời ngăn chặn tình trạng ra "hoa chanh" của cà phê. 

Đến nay, vườn cà phê của gia đình anh Nghị sinh trưởng phát triển khỏe, hoa bung nở tập trung, không bị một số loại sâu bệnh gây hại như bệnh rỉ sắt, bọ xít, rệp sáp như trước đây.

Chủ vườn cà phê 3 tầng ở Đắk Lắk tiết lộ cách ngăn tình trạng "hoa chanh", năng suất cao nhất vùng - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Hồng Nghị, thôn 1B, xã Ea Mnang (huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) tưới nước cho cây cà phê.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê của gia đình, anh Nguyễn Hồng Nghị chia sẻ: Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên cà phê ra hoa thành nhiều đợt, tỷ lệ đậu quả thấp, trái bị rụng, dẫn đến năng suất, chất lượng không cao, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Đã có lúc tôi định mặc kệ, không muốn tiếp tục đầu tư vào cà phê nữa, song nghĩ tới số vốn đầu tư ban đầu cho việc mua đất đai, cây giống, rồi các con đang còn tuổi ăn tuổi học nên tôi đã quyết tâm thay đổi tư duy, tiếp tục tìm cách để cải tạo vườn cà phê được như mong muốn. 

"Tôi đã đăng ký tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật do địa phương tổ chức và đến tham quan các mô hình trồng cà phê trên địa bàn để học hỏi kỹ thuật chăm sóc loại cây này và trồng xen canh cây hồ tiêu, sầu riêng để chắn nắng, gió cho cà phê; đồng thời đảm bảo nguồn thu nhập khi cà phê không may mất mùa. Nhờ vậy, những hạn chế dần được khắc phục, tôi đã tích luỹ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong canh tác, có phương pháp chăm bón khoa học, hợp lý nên vườn cà phê của gia đình năng suất nâng lên rõ rệt" - anh Nghị chia sẻ. 

Với diện tích 1,5ha cà phê, vụ thu hoạch năm vừa rồi, gia đình anh Nghị thu được gần 5 tấn cà phê; hồ tiêu và sầu riêng đều được mùa. 

Nhờ trồng xen canh ba loại cây cà phê, hồ tiêu, sầu riêng mà gia đình anh Nghị có "của ăn của để", con cái được học hành đàng hoàng, giờ đã có công ăn việc làm ổn định. Anh vui vẻ, phấn khởi mời chúng tôi tới tham quan ngôi nhà khang trang của gia đình mới được xây dựng hoàn thiện hồi đầu năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem