Cắt chấu liềm - nghề chưa bao giờ hết thời ở chợ phiên Bắc Giang

Chủ nhật, ngày 30/01/2022 12:00 PM (GMT+7)
Tại chợ Vân (xã Hoàng An, Hiệp Hòa, Bắc Giang) vẫn có người duy trì được nghề “cắt chấu liềm” - một nghề độc đáo đã có từ cổ xưa. Do là chợ phiên chỉ họp 3 ngày trong tuần nên thợ cắt chấu liềm chỉ cần tranh thủ làm buổi sáng cũng đã cho thu nhập khá.
Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 1.

Ngày xưa, chiếc liềm là công cụ lao động chủ yếu của người nông dân, nhưng hiện nay, khi sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa thì chiếc liềm chỉ còn được sử dụng để cắt cỏ cho trâu, bò. Thế nhưng, ở những phiên chợ làng thì người thợ cắt chấu liềm vẫn rất đông khách.

Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Khái, là thợ cắt chấu liềm đã làm hơn 30 năm ở đây cho biết, một ngày tại chợ phiên đều tiếp nhận của bà con từ 20 – 30 chiếc liềm để cắt chấu. Do chẳng còn mấy ai theo nghề nữa, chỉ có mình ông làm nên khá đông khách.

Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 3.

Theo ông Khái, để hoàn thiện một sản phẩm đầu tiên phải nung đỏ để liềm mềm, gọi là xẹp liềm. Khi đã nguội, người ta dùng búa nắn cho liềm thẳng, sửa lại mũi bằng kéo chuyên dụng. Kế đó, liềm được dũa sắc như lưỡi dao.

Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 4.

Công đoạn quan trọng nhất là cắt chấu (làm răng cưa nhỏ li ti). Đây là công đoạn đòi hỏi người thợ phải thực sự có “nghề”, đảm bảo rằng chấu nhỏ, sắc nhọn và đều. Sau khi cắt chấu, liềm phải được mài sạch gỉ sắt ở lưỡi chấu.

Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 5.

Ông Khái cũng tâm sự: "Nếu như khâu đầu tiên người thợ phải nung đỏ cho lưỡi liềm mềm thì khâu cuối cùng lại là làm cho lưỡi liềm cứng lại bằng cách hơ trên lò than cho hồng rực. Người thợ cũng sẽ căn độ nóng bằng kinh nghiệm của mình rồi sau đó lấy ra nhúng liềm vào chậu nước để đạt được độ cứng như mong muốn"

Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 6.

Đồ dung để một người thợ mang ra chợ gồm búa, đe, máy mài, bếp than đá…. nhiều công cụ đã được cải tiến để phù hợp và nhanh gọn hơn.

Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 7.

Để hoàn thành một chấu liềm thì người thợ mất từ 5- 10 phút. Mỗi lần sửa như thế có giá từ 5-10 nghìn đồng 1 cái tùy vào số lượng cũng như độ hư hỏng của liềm.

Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 8.

Chợ Vân chỉ họp 5 ngày 2 buổi nên những ngày còn lại ông Khái thường ra chợ khác trên địa bàn huyện Hiệp Hòa để làm. Ông Khái cho biết: “Mỗi phiên chợ như vậy thêm một ít tiền than, các chi phí khác đều không phải mất”. Ngoài ra, ông cũng tranh thủ bán những chiếc liềm đã hoàn thiện với để có thêm đồng ra đồng vào.

Cắt chấu liềm - nghề chưa hết thời ở chợ phiên Bắc Giang - Ảnh 9.

Nằm bên ngôi đình Hoàng Vân cổ kính, ẩn mình bên những cây cổ thụ, chợ Vân trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân trong vùng. Ngoài việc giữ gìn nguyên vẹn hệ thống di tích lịch sử, đến chợ Vân du khách bị hấp dẫn bởi những sản phẩm hết sức bình dị như trám đen Hoàng Vân, bánh chưng. Rất đặc biệt ở ngôi chợ này người mua người bán luôn hòa nhã, thân thiện.


 

Nguyễn Chương
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem