Áp thuế chống bán phá giá với đường mía Thái Lan từ ngày 18/8, doanh nghiệp Việt tiếp tục hưởng lợi lớn

09/08/2023 14:45 GMT+7
Đường mía nhập khẩu vào Việt Nam của một số doanh nghiệp Thái Lan bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đường mía với các doanh nghiệp Thái Lan 

Bộ Công thương vừa có Quyết định số 1989/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thức nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Theo đó, Bộ quyết định áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với nhóm công ty Công ty Mitr Phol Sugar Corp., Ltd. và 4 công ty liên kết và Công ty Czarnikow Group Limited, nhóm Công ty Thai Roong Ruang Industry Co., Ltd và 5 công ty liên kết.

Mức thuế chống bán phá giá thấp nhất được đưa ra trong quyết định này là 25,73% và cao nhất là 32,75%, còn mức thuế chống trợ cấp cao nhất là 4,65%.

Bộ Công thương cho biết, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng với mía đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, kể cả nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.

Mức thuế này có hiệu lực từ ngày 18/8/2023 đến 15/6/2026 (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ Công Thương căn cứ trên kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp theo quy định của pháp luật).

Tháng 6/2021, Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp lên đường mía nhập từ Thái Lan sau một thời gian áp thuế tạm thời. Mức thuế thời điểm đó là 47,64%. Tháng 8/2022, Bộ Công thương quyết định vẫn giữ mức thuế này.

Kết luận của Cơ quan điều tra vụ việc đã xác định, có tồn tại hành vi bán phá giá, được trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra (sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan), khiến ngành sản xuất ở trong nước đang chịu thiệt hại đáng kể; có mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu hàng hóa bán phá giá và được trợ cấp với thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

Trước đó, từ tháng 6/2021, Bộ Công thương đã chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với các sản phẩm này là 47,64%.

Kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra vụ việc đã xác định, có tồn tại hành vi bán phá giá, được trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra (sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan), khiến ngành sản xuất ở trong nước đang chịu thiệt hại đáng kể; có mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu hàng hóa bán phá giá và được trợ cấp với thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước...

Triển vọng ngành mía đường

Giá đường toàn cầu phục hồi lên 0,53 USD/kg (+23% so với đầu năm, +38% svck) trong tháng 7/2023, sau khi chạm mức thấp nhất trong ba tháng là 0,48 USD/kg vào tháng 6/2023. Giá dầu thô tăng vào đầu tháng 7, đã thúc đẩy kỳ vọng các doanh nghiệp sản xuất ở Brazil sẽ ưu tiên sản xuất ethanol hơn đường, do đó hạn chế nguồn cung đường thế giới.

Giá đường thế giới tiếp tục neo ở mức đỉnh trong 6 năm qua. Trong nửa đầu năm 2023, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) đã giảm dự báo sản lượng của Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt -7% và -10% do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Trong nửa cuối năm 2023, lo ngại về diễn biến thời tiết El Nino sẽ hạn chế triển vọng sản xuất đường toàn cầu cho niên vụ 2023/2024.

Doanh nghiệp mía đường báo liên tiếp báo lãi khủng, triển vọng đầy tươi sáng khi giá đường vẫn neo cao - Ảnh 1.

Vào tháng 5/2023, USDA dự báo lượng đường tồn kho toàn cầu sẽ giảm 15% svck trong niên vụ 2023/2024, đây là năm giảm thứ ba liên tiếp, gây áp lực khiến giá đường neo ở mức cao.

Theo VSSA, sản lượng đường trong nước niên vụ 2022/2023 đạt 941 .000 tấn (+36% svck). Về phía tiêu dùng, VSSA ước tính mức tiêu thụ đường của Việt Nam đạt 2,35 triệu tấn (+2% svck) trong năm 2023. Giá đường trong nước đã bắt đầu tăng theo xu hướng của thế giới từ Q2/2023. Vào tháng 7/2023, giá đường nội địa tăng lên 21.000 đồng/kg (+15% so với đầu năm), tiếp tục xu hướng tăng từ Q2/2023.

SSI Research dự báo giá đường trong nước nhiều khả năng sẽ neo ở mức cao và theo cùng xu hướng với giá đường thế giới trong năm 2023 do đường nhập khẩu chiếm 2/3 nguồn cung đường Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chính sách thuế nhập khẩu đối với đường Thái Lan có hiệu lực.

Theo lãnh đạo CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS), việc kiểm soát đường nhập lậu đã được cải thiện kể từ Q2/2023 nhờ việc tăng cường kiểm tra. Chênh lệch giá giữa đường sản xuất trong nước và đường nhập lậu đã giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg trong năm 2022 xuống còn 200-300 đồng/kg trong năm 2023.

Tại thời điểm hiện tại, SSI Research cho rằng giá đường tinh luyện sẽ duy trì ở mức trên khoảng 20.000 đồng/kg trong nửa cuối năm 2023. Đối với niên vụ 2023/2024, theo QNS, thời tiết tại Việt Nam tiếp tục thuận lợi sẽ giúp sản lượng mía tăng và chất lượng tốt hơn.

O.L
Cùng chuyên mục