Festival Nghề truyền thống Huế 2023: 350 "bàn tay vàng" hội tụ cùng những sản phẩm tinh hoa

Trần Hòe Thứ sáu, ngày 28/04/2023 20:27 PM (GMT+7)
Chiều 28/4, Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2023 tổ chức khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề tại công viên Tứ Tượng và đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, TP. Huế.
Bình luận 0

Với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt", Festival Nghề truyền thống Huế 2023 sẽ diễn ra từ ngày 28/4 đến 5/5/2023. Kỳ Festival này gồm 21 nhóm nghề với sự tham gia của 69 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước. Sản phẩm của các nhóm nghề có truyền thống lâu đời đã  khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

Ấn tượng tranh sơn mài khắc của Latoa tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 - Ảnh 1.

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023. Ảnh: H.M.

Tham gia Festival Nghề truyền thống Huế 2023 còn có 37 nghệ nhân của 6 thành phố có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với Huế đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản tham dự. Các nghệ nhân này đến từ các thành phố Takayama, Shizuoka, Saijo, Sasayama (Nhật Bản), Gongju, Namyangju (Hàn Quốc) và Hiệp hội nghề truyền thống Hàn Quốc.

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề được bố trí bên bờ sông Hương thơ mộng, là điểm nhấn của Festival Nghề truyền thống Huế 2023.

Ấn tượng tranh sơn mài khắc của Latoa tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 - Ảnh 2.

Nghệ nhân thao diễn kỹ thuật làm sản phẩm nghề truyền thống tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023. Ảnh: Hoàng Lê.

Không gian được thiết kế với hệ thống nhà rường cổ kết hợp với những mái nhà tranh tre gần gũi với người dân Việt Nam và mang đậm đà nét Huế. Không gian này không chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc mà còn là nơi phô diễn tài năng của các nghệ nhân nổi tiếng và làng nghề truyền thống trên khắp mọi miền đất nước thông qua việc thao diễn kỹ thuật tinh xảo, các quy trình sản xuất độc đáo để làm nên một sản phẩm tinh hoa.

Ấn tượng tranh sơn mài khắc của Latoa tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 - Ảnh 2.

Một trong những gian hàng đặc sắc tham gia trưng bày thu hút đông đảo du khách quan tâm tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 là gian hàng của Latoa Indochine. Ảnh: CTV.

Không gian giới thiệu làng nghề thủ công truyền thống năm nay còn được gắn liền với không gian ẩm thực đặc sản Huế tại đường Bà Huyện Thanh Quan và các không gian trưng bày, triển lãm khác gần đó. Điều này giúp kết nối các khu vực của các sản phẩm thủ công truyền thống của các địa phương để tạo nên một không gian đầy màu sắc.

Du khách đến với không gian này bên cạnh việc thưởng thức ẩm thực đặc sản Huế, tìm hiểu và mua sắm, còn có thể trải nghiệm và sáng tạo ra các sản phẩm cùng các nghệ nhân. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức các chương trình nghệ thuật và văn hóa cộng đồng ý nghĩa, phong phú được tổ chức liên tục trong các ngày diễn ra Festival. 

Ấn tượng tranh sơn mài khắc của Latoa tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 - Ảnh 3.

Latoa đã cùng các nghệ nhân chuẩn bị trước 1 tháng với nhiều công đoạn tỉ mỉ để tạo nên những sản phẩm sơn mài khắc tinh tế và ấn tượng tham dự Festival Nghề truyền thống Huế 2023. Ảnh: CTV.

Một trong những gian hàng đặc sắc tham gia trưng bày thu hút đông đảo du khách quan tâm là gian hàng của Latoa Indochine. Latoa đã cùng các nghệ nhân chuẩn bị trước 1 tháng với nhiều công đoạn tỉ mỉ để tạo nên những sản phẩm sơn mài khắc tinh tế và ấn tượng tham dự Festival Nghề truyền thống Huế 2023.

Tất cả tác phẩm tranh nghệ thuật của Latoa Indochine đều là các dòng tranh dân gian quen thuộc như tranh Hàng Trống – Đông Hồ - Kim Hoàng nhưng được làm mới hoàn toàn trên chất liệu sơn mài khắc (kết hợp giữa sơn mài và khắc). Ngoài những tác phẩm tranh quen thuộc, Latoa Indochine còn giới thiệu tới công chúng hàng trăm sản phẩm ứng dụng cao cấp.

Điểm đặc biệt của những sản phẩm này là toàn bộ đều được nâng tầm với chất liệu sơn mài khắc truyền thống. Latoa mong muốn đưa văn hóa dân tộc len lỏi vào những điều bình dị nhất trong cuộc sống thường ngày, góp phần phát triển nét văn hoá xưa lên tầm cao mới, quyện hòa giữa dân gian bình dị trong dòng chảy hiện đại, cấp tiến. 

Ấn tượng tranh sơn mài khắc của Latoa tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 - Ảnh 4.

Các tác phẩm tranh nghệ thuật của Latoa Indochine là các dòng tranh dân gian quen thuộc như tranh Hàng Trống – Đông Hồ - Kim Hoàng nhưng được làm mới hoàn toàn trên chất liệu sơn mài khắc (kết hợp giữa sơn mài và khắc). Ảnh: CTV.

Latoa Indochine được thành lập từ ngày 8/6/2022, hội tụ các họa sĩ có cùng đam mê, tâm huyết với sơn mài truyền thống và văn hoá dân gian với các tên tuổi đã quen thuộc trong giới nghệ thuật. Đây là nơi để các nghệ sĩ cùng tìm hiểu, nghiên cứu và sáng tác về tranh dân gian, sơn mài với trăn trở làm sao để giữ gìn, lan toả được di sản văn hoá mà cha ông để lại, đồng thời nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.  

Sơn mài khắc là sự kết hợp sáng tạo và độc đáo của hai phương thức lâu đời là sơn mài (1930) và sơn khắc (1945). Mỗi tác phẩm trước hết được phác thảo, dùng công cụ khắc lõm từng chi tiết để tạo các nét đen như tranh dân gian truyền thống. Tiếp đó dùng then, cánh gián lên màu sơn mài, thếp vàng, thếp bạc... mỗi màu là một lớp, sau mỗi lớp là một lần mài. Toàn bộ công đoạn cho một tác phẩm phải lên tới 15-20 bước và tốn khoảng 45 - 60 ngày  hoàn thiện.

Hình ảnh trong tác phẩm sơn mài khắc đều được thể hiện sắc nét, có chiều sâu và khi quan sát kĩ sẽ thấy tầng tầng lớp lớp màu được mài rất tỉ mỉ. Tất cả những điều đó khiến văn hóa dân gian trở nên đẹp, hiện đại, sang trọng hơn, giá trị nghệ thuật cũng được nâng lên một tầm cao mới...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem