An Giang: Buồn vui những chiếc xe ngựa cuối cùng ở vùng Bảy Núi

Mai Anh - Chúc Ly Thứ hai, ngày 05/10/2020 13:00 PM (GMT+7)
Từ lâu, bà con ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang) đã quen thuộc với hình ảnh những chiếc xe ngựa. Dù thân thuộc là thế, nhưng chưa ai xác định được xe ngựa có mặt tại vùng Bảy Núi từ bao giờ, chỉ biết rằng ở những thế kỷ trước, xe ngựa là phương tiện vận chuyển chủ yếu ở nơi đây.
Bình luận 0

Nếu như thời hoàng kim, tại vùng Bảy Núi có khoảng 100 đến 200 xe ngựa, thì nay chỉ còn khoảng vài chục chiếc.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Chau Song (ngụ huyện Tri Tôn), chia sẻ: "Thời gian trước năm 1976-1977, vùng Bảy núi không có phương tiện xe bốn bánh để chở hàng, nên dân mình ở đây thường sử dụng xe ngựa. Xe ngựa lúc này vừa chở hàng vừa người để ra chợ Tri Tôn mua đồ về. Đến khoảng những năm 1980, 1981, số xe ngựa ở vùng Bảy núi giảm hẳn, do đã có nhiều phương tiện khác".

Những chiếc xe ngựa cuối cùng của vùng Bảy Núi - Ảnh 1.

Những chiếc xe ngựa từng trở thành phương tiện không thể thiếu ở vùng Bảy Núi An Giang. Ảnh: M.A.

Dù không còn phổ biến như trước, nhưng ở đây, xe ngựa vẫn chiếm ưu thế, đó là phương tiện được nhiều người dân lựa chọn để đáp ứng nhu cầu đi lại trong vùng. Đa phần cánh tài xế chủ yếu là nam giới người đồng bào Khmer, họ xem đây là công việc mưu sinh để nuôi sống bản thân và gia đình. Nên bất kể trời mưa hay nắng, họ vẫn đều đặn ra bến.

Dù mới gắn bó với công việc nài ngựa hơn 1 năm nay, thế nhưng nhờ nghề này cuộc sống gia đình ông Chau Ron (ngụ huyện Tịnh Biên) cũng bớt nhọc nhằn. Thông thường, ông đánh xe chạy trên đường, ai có nhu cầu thuê chở mướn thì họ gọi lại. Cứ một lượt thồ hàng, ông Ron kiếm được 100.000-150.000 đồng, tùy vào đường xa hay gần. Nhờ chăm chỉ, mỗi ngày ông có thể bỏ túi 400.000-600.000 đồng.

Những chiếc xe ngựa cuối cùng của vùng Bảy Núi - Ảnh 2.

Những chiếc xe ngựa cuối cùng của vùng Bảy Núi - Ảnh 3.

Giờ đây, tuy không còn phổ biến như trước, nhưng những chiếc xe ngựa là nguồn thu nhập chính của nhiều người dân ở Bảy Núi. Ảnh: M.A.

"Lúc trước tôi nuôi bò, sau khi bán bò thì tôi mua xe ngựa. Xe ngựa vừa giúp gia đình trong nhiều công việc, vừa giúp tôi có thêm thu nhập. Tuy hơi cực do phải khuân vác đồ cho khách, nhưng thu nhập cũng khá", ông Ron chia sẻ.

Theo một số người theo nghề, ngựa 2 tuổi có thể tập kéo nhưng tốt nhất là từ năm 5 tuổi. Với đặc điểm to, khỏe, nên ngựa có thể kéo nặng đến khoảng 1 tấn hàng hóa, nhất là ở những nơi địa hình gồ ghề hay đồi núi, nơi mà các phương tiện khác không vào được.

Những chiếc xe ngựa cuối cùng của vùng Bảy Núi - Ảnh 4.

Những chiếc xe ngựa cuối cùng của vùng Bảy Núi - Ảnh 5.

Ở những khu vực đường gồ ghề hay nhỏ hẹp, xe ngựa hữu hiệu hơn bao giờ hết. Ảnh: M.A.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngựa khi được mua về phải đeo gông để huấn luyện kéo xe. Do xe ngựa thường xuyên phải lên, xuống dốc núi đồi, đôi khi còn phải băng qua những đoạn đường đất đá chênh vênh, nên thường được chủ nhân đóng móng sắt để khi di chuyển trên đường không bị đau chân. 

Khi điều khiển xe, người cầm cương giật dây cho ngựa đi hoặc chạy theo ý mình. Tuy lấy sức ngựa làm chén cơm manh áo, nhưng để có sức hút, những tay nuôi ngựa thường tỉa lông lưng, gắn lục lạc cho phát ra tiếng kêu leng keng.

Những chiếc xe ngựa cuối cùng của vùng Bảy Núi - Ảnh 6.

Người dân vùng Bảy Núi xem ngựa là những người bạn. Ảnh: M.A.

 Có lẽ, giờ đây ở miền Tây hiện nay chỉ có vùng Bảy Núi là còn sót lại những chiếc xe ngựa với kiểu dáng thô sơ, không tay vịnh chủ yếu dùng để chuyên chở hàng hóa trong vùng. Không ngại đường nhỏ hay địa hình gồ ghề, những chiếc xe ngựa này vẫn đảm đương công việc vô cùng hiệu quả. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem