Thứ ba, 21/05/2024

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc sau 4 năm khó khăn: Bài học tăng trưởng nóng sản lượng

07/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng năm 2021 ngành hồ tiêu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về giá cả xuất khẩu. Xuất khẩu hồ tiêu đã có sự khởi sắc sau 4 năm khó khăn.

Tăng trưởng về giá xuất khẩu hồ tiêu

Theo Bộ Công Thương, năm 2021, mặc dù sản lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm về lượng so với năm 2020, ước đạt 261 nghìn tấn (giảm 8,5%) nhưng lại có sự tăng vọt về giá trị. Giá trị xuất khẩu hạt tiêu năm 2021 tăng hơn 42% so với năm 2020, đạt 938 triệu USD, từ đó giúp đưa ngành hồ tiêu dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản năm 2021.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong năm 2021 đạt 3.593 USD/ tấn, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc sau 4 năm khó khăn: Bài học tăng trưởng nóng sản lượng - Ảnh 1.

Nụ cười đã trở lại với nông dân trồng tiêu sau 1 năm giá tiêu xuất khẩu khởi sắc. Trong ảnh: Vườn tiêu ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Song Anh.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, không chỉ tăng trưởng về giá trị, hồ tiêu Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu với việc cung cấp 60% nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu của thế giới. Chất lượng hồ tiêu ngày càng được nâng cao, cơ cấu chủng loại xuất khẩu chuyển dần sang các loại tiêu có hàm lượng chế biến cao thay vì xuất khẩu thô như trước đây.

Trong năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu hồ tiêu đến hơn 110 quốc gia với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là 2 thị trường dẫn đầu trong việc tiêu thụ hồ tiêu Việt Nam.

Tuy nhiên năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam có sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng sang các thị trường Mỹ, EU, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Pakistan tăng; trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ASEAN giảm.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo diễn biến thị trường sẽ rất khó đoán bởi xu hướng giữ tiêu trong dân cũng như giới đầu cơ nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.

Bài học tăng trưởng nóng về sản lượng

Theo VPA, giai đoạn 2018-2020 ghi nhận sự gia tăng sản lượng hồ tiêu tại Việt Nam cao nhất từ trước tới nay. Tổng sản lượng cả 3 năm đạt hơn 760.000 tấn, tăng 54% so với 3 năm 2015-2017. Diện tích hồ tiêu cũng tăng từ 126.000ha năm 2017 lên gần 150.000ha năm 2019 và giảm xuống còn 131.838ha năm 2020.

Sự gia tăng sản lượng quá lớn này đã khiến giá xuất khẩu hồ tiêu cũng như giá hồ tiêu trong nước liên tục suy giảm từ năm 2017 đến năm 2020, từ mức 200.000 đồng/kg xuống "tận đáy", có thời điểm còn có 35.000 đồng/kg vào năm 2020.

Năm 2021, giá hồ tiêu liên tục bứt phá. Ngay từ đầu năm 2021, giá tiêu trong nước đã tăng 40 - 44%, từ 51.000 – 53.000 đồng/kg từ giữa tháng 2 lên mức 76.000 – 80.000 đồng/kg vào ngày giữa cuối tháng 3  dù đang trong vụ thu hoạch hồ tiêu.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc sau 4 năm khó khăn: Bài học tăng trưởng nóng sản lượng - Ảnh 3.

Tiêu Bầu Mây (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được trồng với phân bón dinh dưỡng đặc biệt (cua, phôi trứng và sữa), chế biến sâu tạo giá trị cao, giá xuất khẩu qua Nhật gần 1.000USD/kg. Ảnh: Song Anh.

Sau đó đỉnh điểm là đợt tăng giá lên đến 90.000 đồng/kg vào cuối tháng 10, mức cao nhất kể từ cuối năm 2017. Giá tiêu hôm nay ngày 6/1/2022 trong nước đang dao động từ 80.000 – 82.000 đồng/kg tùy vùng, cao hơn khoảng 55% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn nhiều những năm gần đây, chấm dứt chuỗi giảm giá trong 4 năm liên tiếp và báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới của ngành hồ tiêu.

Bài học về tăng trưởng nóng sản lượng, diện tích khiến giá tiêu "quay đầu" giảm sâu trong 4 năm qua. Bà con nông dân bắt đầu bỏ bê không quan tâm chăm sóc khiến nhiều diện tích tiêu bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt, năng suất thấp trong năm 2021, số khác chuyển sang các loại cây trồng khác.

Sản lượng hồ tiêu năm 2021 ước đạt 180.000 tấn, giảm 25% so với năm 2020 và dự kiến tiếp tục giảm trong năm 2022. Thực trạng này diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới có trồng hồ tiêu. Trong khi đó, theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu trên thế giới đang có xu hướng phục hồi trở lại.

Tuy nhiên, diễn biến thị trường cũng được cho là sẽ rất khó đoán bởi xu hướng giữ tiêu trong dân cũng như giới đầu cơ nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong năm nay.

Số liệu về xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong 10 năm qua cho thấy, ngành hàng này vẫn còn nhiều bấp bênh và bất cứ sự gia tăng nào về nguồn cung trong tương lai cũng có thể dẫn đến nguy cơ sụt giảm về giá. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, để duy trì được mức giá cao trong những năm tiếp theo, việc kiểm soát sự gia tăng về nguồn cung hồ tiêu là một trong những yếu tố then chốt.

Dự báo về tình hình xuất khẩu hạt tiêu trong năm 2022, VPA cho rằng sẽ tăng cao ngay trong quý 1/2022 với nhu cầu thu mua trên thế giới ước tính từ 130.000 - 160.000 tấn, trong khi tổng sản lượng thu hoạch của Việt Nam cả năm chỉ khoảng 150.000 tấn. VPA dự báo giá hồ tiêu này sẽ tiếp tục tăng trong năm nay do cung – cầu hồ tiêu đang dần trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể thiếu hụt nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.