Vì sao cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bị xét xử tại Hà Nội?

Quang Trung Thứ ba, ngày 10/05/2022 12:28 PM (GMT+7)
Hành vi phạm tội của ông Trần Văn Nam và những người khác xảy ra tại Bình Dương nhưng lại do TAND TP.Hà Nội xét xử. Quy định về việc này thế nào?
Bình luận 0

Cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bị truy tố

Viện KSND tối cao ra cáo trạng truy tố 28 bị can trong vụ án kinh tế, tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (SX-XNK Bình Dương).

Trong vụ, bị can Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và 20 người khác bị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo khoản 3, Điều 219.

Vì sao cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bị xét xử tại Hà Nội? - Ảnh 1.

Bị can Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Ảnh: NLĐ

Bị can Nguyễn Thục Anh và vợ chồng Võ Hồng Cường, Trần Đình Như Ý bị truy tố tội "Tham ô tài sản" theo khoản 4, Điều 353.

Nguyễn Văn Minh và Trần Nguyên Vũ lần lượt nguyên Chủ tịch và Giám đốc Cty SX-XNK Bình Dương cùng Huỳnh Thanh Hải, nguyên Phó tổng giám đốc doanh nghiệp này bị đề nghị truy tố cả 2 tội danh trên, khung hình phạt tối đa tử hình.

Tất cả bị cáo buộc có sai phạm trong chuyển nhượng 2 khu đất tại Bình Dương. Theo cáo trạng, Viện KSND tối cao ủy quyền cho Viện KSND TP.Hà Nội thực hành công tố vụ án; TAND TP.Hà Nội quyết định về trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng.

Căn cứ để TAND TP.Hà Nội xét xử Trần Văn Nam

Vụ án này có 28 bị cáo bị truy tố, hành vi phạm tội của họ xảy ra ở Bình Dương nhưng TAND TP.Hà Nội lại xét xử khiến nhiều bạn đọc thắc mắc?

Trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, theo quy định của Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là tòa án nơi tội phạm được thực hiện.

Như vậy, vụ việc này, tội phạm xảy ra ở địa bàn tỉnh Bình Dương, các cơ quan tiến hành tố tụng của Trung ương điều tra, truy tố và giao cho Viện KSND TP.Hà Nội thực hành công tố vụ án và TAND TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm là khá hiếm.

Tuy nhiên, cơ quan tố tụng của Trung ương có quyền giao việc xét xử cho tòa án cấp dưới thực hiện nên việc truy tố, xét xử vụ án này không vi phạm nguyên tắc theo Bộ luật tố tụng hình sự.

Về thảm quyền truy tố, Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố.

Chậm nhất là 2 tháng trước khi kết thúc điều tra, viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Ngay sau khi quyết định truy tố, viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử nên việc Viên KSND TP.Hà Nội thực hiện quyền công tố tại phiên tòa theo phân công của Viện KSND tối cao là tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Trong khi đó, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, về cơ bản tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là tòa án nơi tội phạm được thực hiện.

Tuy nhiên trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm, tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

Do vậy, có thể thấy trong vụ án này Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an đã kết luận điều tra. Mà Bộ Công an đóng trên địa bàn Hà Nội. Chính vì vậy việc để cho TAND TP.Hà Nội xét xử là đúng quy định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem