Trồng cây dược liệu nhàn hơn nhờ phân bón Lâm Thao

An Vũ Thứ tư, ngày 25/05/2016 13:30 PM (GMT+7)
Tại huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), nông dân (ND) ngoài dùng phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho cây lúa còn dùng cho cả cây dược liệu. Được biết, khi sử dụng các loại phân bón của Lâm Thao (supe lân, NPK lân) cho cây dược liệu, hiệu quả sản xuất rõ rệt, lại góp phần cải tạo và bảo vệ đất.
Bình luận 0

NPK Lâm Thao cho hiệu quả cao

Xã Minh Tiến những ngày này ngợp trong màu xanh của lúa dưới ruộng và những đồi cây ăn quả xen cây dược liệu. Thăm mô hình dược liệu của bà Hoàng Thị Lân (66 tuổi) ở thôn 7, bà cho hay đã trồng cây đinh lăng được hơn 3 năm nay. Từ vài sào nhỏ, đến nay diện tích trồng lên tới 3ha. Lứa đầu tiên, trên diện tích 1 sào bà trồng 700 gốc đinh lăng, mỗi gốc đạt năng suất từ 1,8 - 2kg, như vậy là đạt được 1,4 - 1,5 tấn/sào. Thân và gốc bán với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, cây giống bán 2.100 đồng/hom. Tính trung bình mỗi năm, trừ chi phí bà lãi 300 triệu đồng.

img

 Bà Hoàng Thị Lân (thôn 7, xã Minh Tiến) trồng cây đinh lăng bón NPK Lâm Thao cho năng suất 1,4 -1,5 tấn/sào.  Ảnh: A.V

Bà Lân cho biết: “Những năm đầu trồng dược liệu tôi còn băn khoăn chưa biết bón loại phân gì cho tốt. Khi bón phân NPK cho lúa, đọc hướng dẫn trên bao bì tôi cũng thử bón trên diện tích nhỏ cây dược liệu. Sau thấy hiệu quả thì tự đúc rút để điều chỉnh cho hợp lý. Vừa bón lúa vừa bón cây dược liệu nên số lượng phân bón mỗi vụ đến cả tấn cho cây trồng. Cũng nhờ mua trả chậm của Hội ND xã, được lấy phân bón về trước, 6 tháng sau mới trả tiền nên ND chúng tôi cũng nhàn hơn”.

Bà Lân cũng cho biết, trồng đinh lăng rất dễ, mỗi cành chặt nhỏ ra thành từng đoạn dài 25cm (gọi là 1 hom). Về kỹ thuật trồng, cần phải lên luống cao 30cm, rộng 1m, mật độ trồng 4 cây/m2. Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm trong vòng 2 tháng để đảm bảo cây sống và ra rễ. Mỗi ha, nên bón lót 10- 15 tấn phân chuồng, 400-500kg phân NPK Lâm Thao, bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát vào hom giống. Trong năm đầu tiên trồng, sẽ tiến hành bón thúc vào tháng 6 sau khi trồng. Đến cuối năm trồng thứ 2, vào tháng 9, bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha trộn cùng 300kg NPK Lâm Thao và 100kg kali. Sau đó vun đất phủ kín phân bón để cây đinh lăng có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.

 Thời gian tới, Hội ND huyện Đoan Hùng sẽ phối hợp Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm mở các lớp đào tạo dạy nghề về kỹ thuật trồng trọt, đặc biệt là trồng cây dược liệu. Việc trồng cây dược liệu không khó nhưng cần phải trồng đúng kĩ thuật để đạt năng suất, chất lượng cao. Chương trình phân bón trả chậm cung ứng sản phẩm phân bón uy tín của Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ ND để họ an tâm sản xuất. 

Bà Lân chia sẻ: “ND chúng tôi vẫn quen dùng phân bón Lâm Thao mua qua Hội ND. Khi bón thấy phân có chất lượng, dù lúa hay cây đinh lăng đều tốt, ít sâu bệnh, đất luôn tơi xốp. Chúng tôi tin tưởng qua hội, bởi mua trôi nổi bên ngoài không biết chất lượng thế nào”.

Bà Vũ Thị Kim Anh - Chủ tịch Hội ND xã Minh Tiến cho biết: “Mỗi năm, Hội ND xã Minh Tiến thực hiện tín chấp hỗ trợ 50-70 tấn phân bón từ Công ty Lâm Thao cho bà con ND. Phân NPK được sử dụng để bón lúa, bón cây dược liệu, cây ăn quả. Hầu hết người dân trong xã đều tin tưởng và ủng hộ chương trình phân bón trả chậm của Hội ND. Cho đến nay, số lượng phân bón chả trậm vẫn chưa kịp đáp ứng với số lượng mua của các hộ. Giai đoạn bón lót cho cây chỉ cần số lượng ít nên nhiều hộ vẫn mua tạm bên ngoài”.

Tại xã Chí Đám, mô hình trồng gừng trâu trong bao tải dưới tán bưởi cũng đã bắt đầu được nhân rộng. Theo ông Nguyễn Thành Mạch ở thôn Chí 2, chỉ cần pha trộn đất trồng theo tỷ lệ 50% đất với 50% phân chuồng hoai mục, cho vào bao. Đặt hom gừng (đã ủ nứt mầm) vào giữa bao rồi phủ lớp đất nhẹ chừng 2cm, trải lên mặt lớp tro để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại trong bao. Sau khi trồng được 40 ngày, mỗi bao gừng bón 1 muỗng NPK Lâm Thao quanh gốc và rải lên trên gốc hỗn hợp gồm 3 phần trấu, 1 phần phân chuồng hoai mục, 1 phần đất là gừng sẽ phát triển tốt.

img

 Mỗi vụ bà Hoàng Thị Lân bón NPK Lâm Thao cho cây lúa và cây dược liệu. Ảnh: A.V

Ông Mạch cho hay: “Tôi mua phân NPK Lâm Thao từ chương trình phân bón trả chậm của Hội ND để bón thúc cho cây gừng. Một vụ chỉ chưa hết 2 tạ NPK cho gần 600 gốc gừng. Kết quả, năng suất gừng tăng, thân đẻ nhiều nhánh củ và cũng không mắc sâu bệnh. Dự định sắp tới tôi sẽ tăng thêm nhiều bao để trồng gừng”.

Sẽ xây dựng nhiều mô hình trình diễn

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Bá Tuyên- Chủ tịch Hội ND huyện Đoan Hùng cho hay: “Năm 2015, Hội ND huyện Đoan Hùng đã phối hợp tích cực với  Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện cung ứng hơn 1.000 tấn phân bón cho bà con ND chăm bón cây trồng. Xây dựng hàng ngàn mô hình trình diễn sản xuất các cây ăn quả, cây lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, cây dược liệu là cây trồng mới, việc triển khai các mô hình trình diễn cây dược liệu vẫn chưa thực hiện nhiều tại các xã. Hầu hết người dân vẫn trồng, chăm sóc, bón phân theo kinh nghiệm của bản thân và truyền tai nhau”.

Ông Tuyên cũng cho biết, từ năm 2011-2015, trong khuôn khổ dự án phát triển cây bưởi Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng đã ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, trong đó có sử dụng phân bón của Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi đặc sản. Có 35 hộ ND các xã vùng bưởi tham gia mô hình thuộc dự án được chủ động ứng dụng kỹ thuật, đầu tư chăm sóc, cải tạo vườn bưởi. Cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu kỹ thuật, quy trình bón phân đến cấp thôn, xã giúp người dân nắm vững kỹ thuật sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây bưởi./.

Liên kết chặt chẽ “4 nhà”

Thực hiện chặt chẽ công tác liên kết “4 nhà”, từ năm 2011- 2015, trong khuôn khổ dự án phát triển cây bưởi Đoan Hùng, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Sở NNPTNT, UBND huyện Đoan Hùng, Viện Rau quả Trung ương triển khai ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, trong đó có sử dụng phân bón Lâm Thao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi đặc sản Đoan Hùng. Có 35 hộ ND tham gia dự án chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư chăm sóc, cải tạo vườn bưởi.

Để giúp bà con tiếp thu, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, công ty đã tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu kỹ thuật, quy trình bón phân NPK-S cho cây bưởi đến cấp thôn, xã. Ông Trần Văn Lượng- chủ vườn bưởi ở xã Quế Lâm cho biết, trước đây, khi chưa thực hiện mô hình, vườn bưởi nhà ông chỉ đạt 30-35 quả/cây. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân NPK-S do cán bộ kỹ thuật Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hướng dẫn, hiện tại vườn bưởi nhà ông đã đạt trên 150 quả/cây.

Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển cây bưởi Đoan Hùng, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã phối hợp cơ quan khuyến nông, Hội ND và chính quyền địa phương xây dựng mô hình sử dụng phân bón Lâm Thao bón cho cây cam Cao Phong; đồng thời tổ chức tốt hệ thống cung ứng phân bón cho ND với những ưu đãi về giá và cơ chế thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển sản xuất.

Nguyễn Duyên

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem