Chủ nhật, 19/05/2024

TP.HCM thuộc nhóm thành phố chìm nhanh nhất thế giới

22/09/2022 7:00 AM (GMT+7)

TP.HCM là một trong các thành phố ở Đông Nam Á đang lún xuống so với mực nước biển nhanh nhất thế giới. Nguyên nhân là quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu.



TP.HCM thuộc nhóm thành phố chìm nhanh nhất thế giới - Ảnh 1.

TP. HCM đang lún xuống với tốc độ 16,2 mm mỗi năm. Ảnh: Quỳnh Trang.

Nghiên cứu do Viện quan sát Trái Đất Singapore, Đại học New Mexico, Viện Kỹ thuật Zurich và Phóng thí nghiệm phản lực NASA tiến hành cho thấy các thành phố ở Đông Nam Á đang có tốc độ sụt lún so với mực nước biển nhanh nhất thế giới, theo Straits Times.

Ảnh vệ tinh 48 thành phố ven biển toàn cầu giai đoạn 2014-2020 cho thấy tốc độ sụt lún trung bình là 16,2 mm mỗi năm. Một số thành phố thậm chí lún xuống tới 43 mm mỗi năm. Trong khi đó, nước biển dâng với tốc độ 3,7 mm mỗi năm.

Tại Đông Nam Á, TP.HCM đang lún xuống với tốc độ 16,2 mm mỗi năm, gấp khoảng 4 lần so với Jakarta của Indonesia (lún 4,4 mm/năm). Khai thác nước ngầm là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng này. Đồng thời, việc quá nhiều tòa nhà cao tầng tập trung tại khu vực có nền đất yếu cũng làm trầm trọng thêm tình trạng sụt lún.

Các thành phố ven biển Đông Nam Á đang là trung tâm quá trình đô thị hóa. Dân số tăng dẫn tới nhu cầu khai thác nước ngầm, điều này khiến hiện tượng đất nền sụt lún diễn ra nhanh hơn.

Cùng với hiện tượng mưa lớn cực đoan, nước biển dâng do biến đổi khí hậu, hiện tượng sụt lún đất có thể dẫn đến tình trạng ngập lụt xảy ra thường xuyên, trầm trọng và kéo dài hơn trong những năm tới.

"Lũ lụt có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, phá hoại tài sản và cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp cực đoan, lũ lụt thường xuyên có thể ảnh hưởng tới sinh kế của người dân khi chúng phá hoại đất nông nghiệp, khiến người dân phải chuyển đi nơi khác", Cheryl Tay, một trong các tác giả nghiên cứu, cho biết.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.