Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem

Thứ năm, ngày 01/07/2021 13:02 PM (GMT+7)
ọ Tận dụng diện tích đất lúa kém hiệu quả, anh Tiến (xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xây mô hình cá chạch lấu - được ví như “nhân sâm nước”. Mỗi năm anh xuất ra thị trường hàng chục tấn cá, thu về hơn nửa tỷ đồng.
Bình luận 0

Năm 2009, nhận thấy đây là loài cá có giá trị cao nhưng không nhiều người nuôi, anh Lê Công Tiến (SN 1985, thôn 7, xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang đào ao nuôi.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 1.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 2.

Cá chạch lấu được xem là một trong những loài cá đặc sản bởi giàu chất dinh dưỡng, bởi thế giá thành cũng khá cao so với một số loài cá khác.

Do kinh nghiệm chưa có nên ngay khi bắt tay vào thử nghiệm anh đã gặp thất bại, cá chết hết do thời tiết cũng như nguồn nước chưa đảm bảo. Lần thất bại đó anh mất trắng gần 100 triệu đồng. 

Biết loài cá này được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Tây, anh Tiến lặn lội vào tận An Giang, Cần Thơ để học hỏi gần 1 năm.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 3.

Gần cuối năm 2010, anh trở về địa phương và lên kế hoạch xây dựng mô hình nhà màng trên 2,6 ha để nuôi cá chạch lấu thương phẩm với kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 4.

Năm 2014-2015 anh mở rộng nuôi thêm cá giống. Tận dụng lợi thế ao nuôi và các nguồn thức ăn sẵn có, anh Tiến còn mở rộng, kết hợp nuôi thêm tôm, cá rô phi và cá diêu hồng.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 5.

Theo anh Tiến, khâu thiết kế hệ thống ao nuôi cá chạch lấu rất quan trọng, phải đảm bảo việc cấp, thoát nước vào ao thường xuyên cá mới nhanh lớn, ít mắc dịch bệnh. 

Trước khi thả cá chạch lấu giống xuống ao nuôi phải vệ sinh ao bằng cách hút cạn nước, bắt sạch cá tạp, phơi đáy ao khô nhiều ngày và cho 5-10kg vôi/100m2 ao nuôi. 

Mật độ thả cá chạch lấu đối với nuôi công nghiệp 50 con/m2, nếu nuôi thả bình thường từ 5-10 con/m2. Độ sâu trong ao nuôi cá chạch lấu tốt nhất từ 1,2-1,8m.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 6.

Cá chạch lấu thương phẩm nuôi vào mùa hè khoảng 6-8 tháng đạt trọng lượng từ 250 - 500g/con là có thể thu hoạch, mùa đông thì kéo dài 8-9 tháng mới thu hoạch được. 

Cá chạch lấu cũng là loại dễ nuôi, có khả năng sống trong môi trường nước ngọt, lợ. đem lại lợi nhuận cao hơn so với một số loại cá nước ngọt khác.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 7.

Cá chạch lấu được xem là một trong những loài cá đặc sản bởi giàu chất dinh dưỡng. Trong cá chạch lấu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như hàm lượng protein cao hơn hẳn thịt gà. 

Có rất nhiều phương thuốc mà cá chạch là dược liệu chính để chữa các bệnh suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ…bởi thế giá thành cũng khá cao so với một số loài cá khác.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 8.

Ngoài số cá nuôi của gia đình, từ năm 2014 đến nay anh còn bao tiêu sản phẩm cho gần 400 hộ gia đình thuộc các địa phương Thanh Hoá, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh… 

Anh Tiến còn hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các gia đình có nhu cầu nuôi loài cá này, vì thế mỗi năm anh xuất bán ra thị trường khoảng 52 tấn cá thịt.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 9.

Trước khi dịch COVID-19 diễn ra, anh Tiến thường bán ra thị trường với giá 500.000-600.000 đồng/kg, hiện nay giá giám xuống còn khoảng 400.000 đồng/kg. Với hơn 2 triệu con cá giống và 52 tấn cá thịt bán ra thị trường, trừ chi phí, anh bỏ túi gần 600 triệu đồng/năm.

Thanh Hóa: Nuôi "nhân sâm nước" dày đặc trong ao lót bạt, vợt bắt lên nhiều người kéo đến xem - Ảnh 10.

“Cứ ai có nhu cầu cần mình hỗ trợ cách làm mô hình, kỹ thuật nuôi là mình lên đường, bất kể ở tỉnh nào. Vì mỗi mô hình nuôi sẽ có kỹ thuật khác nhau nên phải đến trực tiếp mới hỗ trợ được”, anh Tiến cho biết.

Hoàng Đông (Báo Thanh Hóa)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem